5 đột phá trong điều trị ung thư năm 2023

Đóng góp bởi: Bác Sĩ Richard Quek

Những tiến bộ mới trong điều trị ung thư đang làm thay đổi toàn bộ cục diện y học. Bác sĩ Richard Quek, Chuyên gia tư vấn cấp cao, Ung thư nội khoa sẽ giải thích về 5 phương pháp điều trị ung thư tiên tiến hiện nay.

Trong thập kỷ vừa qua, các lựa chọn điều trị ung thư đang dần được mở rộng với đa dạng phương thức điều trị, từ phẫu thuật đến hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch cùng nhiều phương pháp khác.

Phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị vẫn là các điều trị tiêu chuẩn cho nhiều bệnh ung thư. Tuy nhiên, việc ra đời các loại thuốc điều trị ung thư mới và những tiến bộ trong kỹ thuật điều trị ung thư đang bắt đầu thay đổi cục diện và đóng góp không ít trong việc cải thiện kết quả điều trị.

Dưới đây là 5 tiến bộ mới trong điều trị ung thư năm 2023:

  1. Thuốc liên hợp kháng thể - thuốc (ADC)
  2. Định nghĩa:

    ADC là một nhóm thuốc mới được thiết kế để nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc kết hợp các kháng thể đơn dòng đặc hiệu với các protein biểu hiện trên bề mặt tế bào ung thư (kháng nguyên ung thư) và các hạt hóa trị hoặc xạ trị mạnh. Tải lượng hóa chất/ tia xạ được giải phóng vào các tế bào ung thư, khi các kháng thể “homing” gắn vào các kháng nguyên ung thư. Tải lượng hóa chất hoặc tia xạ tiếp cận gần với các tế bào ung thư giúp giảm liều hóa chất/tia xạ đi vào người, từ đó làm giảm tác dụng phụ khi điều trị.

    Thuốc làm thay đổi bối cảnh điều trị như thế nào:

    Hóa trị thông thường được thiết kế để loại bỏ các tế bào ung thư đang phát triển nhanh. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây hại cho các tế bào khỏe mạnh xung quanh.

    Bằng cách liên kết thuốc hóa trị với kháng thể đơn dòng nhắm vào các tế bào ung thư bằng các thuốc ADC, chúng tôi có thể tối ưu hóa điều trị nhờ những yếu tố sau: (1) Khả năng phân biệt giữa tế bào khỏe mạnh và tế bào ác tính của kháng thể đơn dòng và (2) khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của thuốc hóa trị.

    Các thuốc ADC đã cho thấy các kết quả khả quan và được dùng trong điều trị một số bệnh ung thư. Ví dụ, ứng dụng lâm sàng của Enhertu—một loại thuốc ADC được thiết kế đặc biệt nhắm vào HER2 đã cải thiện tỷ lệ sống sót cho các bệnh nhân nữ mắc bệnh ung thư vú di căn dương tính với HER2 có tiền sử điều trị bệnh1, và cả các dạng ung thư khác cần ngắm vào HER2. VD: ung thư phổi/dạ dày.

  3. Liệu pháp miễn dịch tân bổ trợ
  4. Định nghĩa:

    Liệu pháp miễn dịch đã nhanh chóng trở thành phương pháp nền tảng điều trị cho nhiều bệnh ung thư trong những năm vừa qua. Việc sử dụng liệu pháp miễn dịch tân bổ trợ (tức là sử dụng liệu pháp miễn dịch trước khi phẫu thuật) là một lựa chọn mới làm co nhỏ khối u hoặc ngăn chặn ung thư lan rộng trước khi phẫu thuật, giúp cho quá trình phẫu thuật ít xâm lấn và hiệu quả hơn.

    Thuốc làm thay đổi bối cảnh điều trị như thế nào:

    Nhìn chung tình trạng ung thư trước khi phẫu thuật thường sẽ phát sinh nhiều trở ngại. Đây là thời điểm tốt nhất để kích thích hệ thống miễn dịch tấn công ung thư.

    Các nghiên cứu ban đầu về liệu pháp tân bổ trợ trong điều trị khối u hắc tố và ung thư phổi rất đáng khích lệ. Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ung thư hắc tố được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tân bổ trợ có nguy cơ tái phát ung thư thấp hơn so với những bệnh nhân bắt đầu dùng thuốc sau phẫu thuật2.

    Một nghiên cứu khác trên những bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có thể cắt bỏ (NSCLC) cho thấy liệu pháp miễn dịch tân hỗ trợ cộng kết hợp hóa trị đã gia tăng khả năng sống sót của người bệnh so với chỉ điều trị bằng hóa trị3.

  5. Vắc xin ung thư cá nhân hóa
  6. Định nghĩa:

    Vắc-xin ung thư giúp ‘huấn luyện’ hệ thống miễn dịch nhận biết các đột biến cụ thể trên tế bào ung thư và loại bỏ chúng. Gần đây, hai công ty dược phẩm tiên phong là Moderna và Merck đã hợp tác để phát triển vắc-xin ung thư RNAm (mRNA) được cá nhân hóa dựa trên phân tích khối u của bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ.

    Thuốc làm thay đổi bối cảnh điều trị như thế nào:

    Kết quả từ nghiên cứu của Merck–Moderna về việc sử dụng vắc xin mRNA kết hợp với liệu pháp miễn dịch cho thấy nguy cơ tái phát bệnh hoặc tử vong giảm 44% so với chỉ áp dụng liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhận ung thư hắc tố giai đoạn 3 và 4 có nguy cơ tái phát bệnh cao sau khi cắt bỏ hoàn toàn.

    Những kết quả này cho thấy đây chính là một lựa chọn điều trị mới có khả năng kéo dài cuộc sống cho những bệnh nhân ung thư hắc tố nguy cơ cao.

  7. Liệu pháp tế bào CAR T
  8. Định nghĩa:

    Liệu pháp tế bào T thụ thể kháng nguyên khảm (CAR) là một loại liệu pháp miễn dịch trong đó tế bào T của bệnh nhân (một loại tế bào bạch cầu) được chiết xuất và biến đổi gen để tạo thành tế bào CAR liên kết với các protein liên quan đến ung thư. Các tế bào T đã sửa đổi sau đó được truyền lại vào bệnh nhân để phát hiện các tế bào ung thư và bắt đầu tấn công lại chúng.

    Singapore là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á cung cấp phương pháp điều trị này5.

    Thuốc làm thay đổi bối cảnh điều trị như thế nào:

    Liệu pháp tế bào CAR T mang lại kết quả rất hứa hẹn cho việc điều trị ung thư máu. Các nhóm bệnh nhân đạt đủ điều kiện dùng liệu pháp này bao gồm:

    • Trẻ em và thanh thiếu niên từ 2–25 tuổi mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính tế bào B (ALL) có khả năng kháng thuốc, tái phát bệnh sau điều trị hoặc sau ghép
    • Người trưởng thành mắc bệnh ung thư lympho tế bào B lớn lan tỏa tái phát hoặc không đáp ứng điều trị (DLBCL) không được hưởng lợi từ ít nhất hai loại điều trị tiêu chuẩn
    • Người trưởng thành mắc bệnh Ung thư lympho dạng nang (FL) tái phát hoặc không đáp ứng điều trị và không được hưởng lợi từ ít nhất hai loại điều trị tiêu chuẩn.

    Tỷ lệ thành công của liệu pháp tế bào CAR T là 60–80% đối với ung thư lympho và 70–80% đối với ung thư máu. Nhiều bệnh nhân bị ung thư máu tái phát bệnh cũng được hưởng kết quả khá tích cực khi không còn phát hiện ung thư sau điều trị.

  9. Liệu pháp Proton
  10. Định nghĩa:

    Việc sử dụng proton trong xạ trị đã xuất hiện trong các thập niên gần đây nhờ những tiến bộ công nghệ, sức mạnh tính toán và chụp chiếu. So với xạ trị truyền thống khi tia xạ được truyền đến tế bào ung thư bằng các tia photon (tia X, tia gamma), hoặc các hạt, liệu pháp proton sử dụng tia proton (các hạt mang điện tích dương có trong hạt nhân của nguyên tử hydro). Những tia proton này được tiêm vào máy gia tốc hạt cyclotron hoặc synchrotron để đưa tia proton đến khối u ở bất kỳ độ sâu nào trong cơ thể bệnh nhân.

    Thuốc làm thay đổi bối cảnh điều trị như thế nào:

    Liệu pháp proton có thể mang lại lợi ích cho cả bệnh nhân trưởng thành và trẻ em trong quá trình điều trị nhiều loại bệnh ung thư. So với xạ trị truyền thống, liệu pháp proton chỉ truyền liều phóng xạ cực cao đến một vị trí khu trú và bệnh nhân sẽ hưởng các lợi ích như sau:

    • Mô khỏe mạnh không bị ảnh hưởng nhiều
    • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ phát
    • Sử dụng liều xạ an toàn giúp gia tăng tỷ lệ sống sót
    • Giảm nguy cơ mắc bệnh ác tính do nhiễm xạ ở bệnh nhân trẻ tuổi
    • Giảm tác dụng phụ và độc tính ở những cơ quan nhạy cảm như đáy sọ và tuyến tiền liệt

Ý nghĩa thực tiễn đối với bệnh nhân ung thư

Những tiến bộ này cho đến nay đã cho thấy kết quả tích cực trong việc điều trị nhiều bệnh ung thư. Những bệnh nhân đủ điều kiện điều trị sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích như tỷ lệ chính xác trong điều trị cao hơn, ít độc tính và ít xâm lấn hơn, nâng cao tỷ lệ sống sót, giảm thiểu tác dụng phụ và cải thiện kết quả điều trị tổng thể.

Vì nhiều phương pháp còn tương đối mới nên vẫn còn một số thách thức và vấn đề chưa nghiên cứu cần xem xét. Thứ nhất, tế bào ung thư có thể vượt qua các cơ chế điều trị và trở nên kháng thuốc. Thứ hai, hiện vẫn chưa có đủ thông tin nghiên cứu về các bệnh ung thư hiếm gặp, hạng mục này thường nằm trong tầm ngắm của các công ty dược phẩm do lợi tức đầu tư thấp.

Tuy nhiên, những tiến bộ tối tân này sẽ mang lại cho bệnh nhân ung thư những lựa chọn điều trị mới, cá nhân hóa mà họ có thể hưởng lợi trong thời điểm hiện tại và tương lai về sau.

1 https://www.cancerhealth.com/article/enhertu-improves-survival-women-her2positive-breast-cancer
2 https://www.mdanderson.org/newsroom/neoadjuvant-immunotherapy-improves-outlook-in-high-risk-melanoma.h00-159542901.html
3 https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2202170
4 https://www.merck.com/news/moderna-and-merck-announce-mrna-4157-v940-an-investigational-individualized-neoantigen-therapy-in-combination-with-keytruda-pembrolizumab-demonstrated-superior-recurrence-free-survival-in/
5 http://www.channelnewsasia.com/singapore/new-therapy-for-leukaemia-among-children-kymriah-blood-cancer-217446
6 https://ashpublications.org/bloodadvances/article/4/21/5414/
ĐÃ ĐĂNG TRÊN Các phương pháp điều trị ung thư
GẮN THẺ cancer treatments, chimeric antigen receptor (car) t-cell therapy, điều trị đích, xạ trị
Đọc thêm Leukaemia, Lymphoma, Ung thư dạ dày , Ung thư hắc tố , Ung thư phổi , Ung thư vú
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 01 THÁNG TÁM 2023