8 Dấu hiệu Cảnh báo của bệnh Ung thư là:

  • Vết loét khó lành
    Cần chữa trị kịp thời và không được lơ là với những vết lở loét khó lành trên bất kỳ bộ phận cơ thể nào như lở loét trên da, âm đạo, hoặc khoang miệng.
  • Chảy hoặc rỉ máu bất thường
    Chảy máu bất thường từ bất kỳ bộ phận nào của cơ thể có thể là dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư. Đờm có chứa máu có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Phân có lẫn máu (hoặc phân đen hay sậm màu) cũng có thể là một dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Chảy máu âm đạo bất thường có thể là biểu hiện của ung thư tử cung, buồng trứng hoặc cổ tử cung. Chảy máu ở núm vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.
  • Khối u trong vú hoặc trên các bộ phận khác của cơ thể to lên
    Dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư có thể thấy trên da, đặc biệt là da ở vùng ngực, tinh hoàn, hạch bạch huyết và các mô mềm của cơ thể. U hoặc hạch có thể là dấu hiệu sớm hoặc muộn của bệnh ung thư và phải được báo với bác sĩ, đặc biệt là khi bạn vừa phát hiện ra hoặc phát hiện kích thước của chúng đã tăng lên.
    Khi bạn có thể cảm thấy khối u thì đó là giai đoạn đầu của bệnh ung thư và có thể điều trị thành công. Bạn nên báo cho bác sĩ về khối u hoặc hạch trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể vì đây có thể là dấu hiệu sớm hoặc muộn của ung thư.
  • Thay đổi về chức năng của bàng quang hay thói quen đi đại tiện
    Táo bón mãn tính, tiêu chảy hoặc thay đổi kích thước phân có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư ruột kết. Đau khi đi tiểu, có máu trong nước tiểu hoặc có thay đổi về chức năng bàng quang (như đi tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn) có thể liên quan đến ung thư bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. Bạn nên cho bác sĩ của mình biết bất kỳ thay đổi nào về chức năng bàng quang hoặc ruột.
  • Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng
    Ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Khàn tiếng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản (hộp âm) hoặc tuyến giáp.
  • Chứng khó tiêu hoặc khó nuốt
    Mặc dù chúng thường có những nguyên nhân khác nhưng những triệu chứng này cho thấy bạn có thể bị ung thư thực quản, dạ dày hoặc hầu (họng).
  • Mụn cóc hoặc nốt ruồi gần đây có sự thay đổi
    Bạn nên ngay lập tức báo cho bác sĩ của mình khi có bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, hình dạng, kích thước hoặc đường viền bao quanh mụn cóc hay nốt ruồi. Đó có thể là dấu hiệu của khối u ác tính, nếu được chẩn đoán sớm thì có thể được điều trị thành công.
  • Sốt hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân
    Việc sụt khoảng 5 kg mà không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy, dạ dày, thực quản hoặc phổi.
    Sốt thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh. Khi ung thư đã lan rộng từ điểm khởi phát đến các bộ phận khác của cơ thể thì hầu hết các bệnh nhân ung thư đều sẽ bị sốt ở một số giai đoạn, đặc biệt là nếu ung thư hoặc quá trình điều trị ung thư ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng.

Những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn bị mắc ung thư nhưng nếu bạn vẫn gặp các triệu chứng đó, hãy đến gặp bác sĩ của bạn ngay.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM THIỂU NGUY CƠ MẮC UNG THƯ?

Nền tảng hiện tại của kiến thức về các nguyên nhân gây ung thư và về các biện pháp can thiệp để ngăn chặn và quản lý ung thư là rộng lớn. Kiểm soát Ung thư được hiểu là các hành động y tế công cộng nhằm mục đích đưa các kiến thức này vào thực tế. Nó bao gồm việc thực hiện có hệ thống và hợp lý các chiến lược dựa trên dẫn chứng để phòng chống ung thư, phát hiện sớm các bệnh ung thư và sự quản lý các bệnh nhân bị ung thư.

Đây là một số biện pháp bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư:

mini_risk_01

1. KHÔNG HÚT THUỐC LÁ

Tất cả các loại thuốc lá có thể dẫn đến ung thư. Từ chối thuốc lá, hoặc quyết định ngừng sử dụng nó, là một trong những quyết định sức khỏe quan trọng nhất bạn có thể làm. Đó cũng là một phần quan trọng trong phòng chống ung thư. Tránh thuốc lá dưới mọi hình thức làm giảm đáng kể nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Thậm chí nếu bạn không hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Nhiều người trên thế giới chết vì ung thư phổi gây bởi khói thuốc lá.

mini_risk_02

2. ĂN CÁC LOẠI THỰC PHẨM LÀNH MẠNH

Mặc dù việc đưa ra các lựa chọn tốt cho sức khỏe tại các siêu thị và ở tất cả các bữa ăn không thể đảm bảo bạn sẽ không bị ung thư, nó có thể giúp giảm nguy cơ của bạn. Khoảng 30 phần trăm các ca ung thư có liên quan đến các vấn đề về dinh dưỡng, bao gồm cả béo phì.

mini_risk_03

3. SỐNG NĂNG ĐỘNG VÀ DUY TRÌ CÂN NẶNG KHỎE MẠNH

Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư. Hoạt động thể chất có thể giúp bạn tránh béo phì bằng cách kiểm soát trọng lượng của bạn. Hoạt động thể chất riêng nó cũng có thể làm giảm nguy cơ của các loại ung thư khác, bao gồm ung thư vú và ung thư ruột kết.

Hãy cố gắng hoạt động thể chất thường xuyên nhất có thể. Các buổi tập thể dục của bạn có thể bao gồm đi bộ nhanh, dắt chó đi dạo hoặc thậm chí chơi với các trẻ em trong công viên.

mini_risk_04

4. TRÁNH TIẾP XÚC VỚI MẶT TRỜI

Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và là một trong những loại có khả năng ngăn ngừa nhất. Mặc dù tiếp xúc lặp đi lặp lại với tia X hoặc tiếp xúc với một số hóa chất nhất định có thể đóng một vai trò gây ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư da cho đến nay.

Hầu hết các ung thư da xuất hiện trên các bộ phận tiếp xúc của cơ thể, bao gồm cả khuôn mặt, bàn tay, cẳng tay và tai của bạn. Gần như tất cả các bệnh ung thư da có thể điều trị nếu bạn phát hiện sớm, nhưng tốt hơn là ngăn chặn nó ngay từ lúc đầu.

mini_risk_05

5. PHÒNG DỊCH

Một số bệnh ung thư có liên quan đến nhiễm virus có thể được ngăn ngừa bằng miễn dịch. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về sự chủng ngừa chống lại:

Viêm gan B
Viêm gan B có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư gan. Tiêm vắc xin được khuyến cáo cho tất cả trẻ sơ sinh. Một số người lớn có nguy cơ cao cũng có thể cần phải được tiêm chủng.

Vi rút Papilloma ở người (HPV)
HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc liệu bạn có được lợi ích từ việc chủng ngừa để giảm nguy cơ ung thư hay không.

mini_risk_06

6. ĐI KIỂM TRA

Kiểm tra thường xuyên và tự kiểm tra cho một số bệnh ung thư nhất định có thể không ngăn ngừa ung thư, nhưng nó có thể tăng cơ hội phát hiện ung thư sớm – khi đó điều trị có nhiều khả năng thành công. Kiểm tra phải bao gồm da, miệng, ruột kết và trực tràng. Nếu bạn là nam giới, nó cũng nên bao gồm tuyến tiền liệt và tinh hoàn của bạn. Nếu bạn là nữ giới, cần thêm kiểm tra ung thư cổ tử cung và ung thư vú vào danh sách của bạn. Phải nhận thức được những thay đổi trong cơ thể của bạn – điều này có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh ung thư, tăng khả cơ hội điều trị thành công. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

  ← Nguyên Nhân Gây Ung ThưNhững Chuyện Hoang Đường Về Ung Thư →


Lưu ý sử dụng:
Các thông tin được cung cấp trên trang web này không có ý định hay ngụ ý thay thế lời khuyên của bác sĩ, chẩn đoán hay điều trị. Tất cả các nội dung, bao gồm: văn bản, đồ họa, hình ảnh và thông tin có trên chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Trung tâm Ung thư Parkway không đại diện và không chịu trách nhiệm nếu những thông tin này được thực hiện mà không tham khảo ý kiến các chuyên gia của chúng tôi.