Tổng Quan

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là căn bệnh xuất hiện do tế bào ác tính (ung thư) phát triển bên trong các mô vú. Những tế bào này phát sinh từ các ống tuyến hoặc tiểu thùy của vú. Những tế bào ung thư này sau đó lan sang các mô lân cận và bộ phận khác của cơ thể.

Hình giải phẫu của vú

Giải phẫu vú

Mức độ phổ biến của ung thư vú?

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, và là loại bệnh phổ biến thứ hai trong số các bệnh ung thư. Ở Singapore, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Nó chiếm gần 30% tổng số ca ung thư thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn 2014 đến 2018.* Tỷ lệ mắc ung thư cao nhất là trong nhóm 55 - 59 tuổi. Nguy cơ ung thư vú tăng theo độ tuổi. Tuy vậy, ngày càng có nhiều phụ nữ vượt qua căn bệnh này nhờ phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị tiên tiến.

*Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018 của Cơ quan Đăng ký Ung thư Singapore

Các dạng ung thư vú

Ung thư vú có một vài dạng và được phân loại tùy thuộc vào hình dạng tế bào ung thư khi quan sát dưới kính hiển vi (được gọi là mô bệnh học); dựa trên đặc điểm cụ thể của các tế bào ung thư (tình trạng thụ thể); và liệu ung thư đang khu trú hay đã di căn (giai đoạn bệnh).
Để chẩn đoán ung thư vú, các bác sĩ phải phân biệt các loại ung thư vú này một cách cẩn thận để có thể đề xuất kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Các dạng ung thư vú phổ biến

Ung thư biểu mô ống xâm lấn (IDC)

Đây là loại ung thư vú phổ biến nhất và chiếm 70-80% các trường hợp ung thư vú xâm lấn. Ung thư phát triển trong lớp tế bào liên kết của ống tuyến sữa nằm trong vú, sau đó phá vỡ thành ống tuyến và xâm lấn các mô vú ở khu vực xung quanh. Những tế bào ác tính này có thể lan sang các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư biểu mô ống tại chỗ (DCIS)

Đây là dạng IDC không xâm lấn, nghĩa là ung thư không lan sang các mô vú xung quanh. Đây cũng là loại ung thư vú không xâm lấn phổ biến nhất. Vì dạng bệnh này không xâm lấn nên DCIS có khả năng điều trị cao, thường chỉ cần phẫu thuật để loại bỏ ung thư. Tuy nhiên, nếu bỏ mặc bệnh không điều trị thì nó sẽ sớm phát triển thành ung thư xâm lấn và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn (ILC)

Khoảng 10% ung thư vú được chẩn đoán là dạng ung thư vú này, có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ từ 45 đến 55 tuổi. Ung thư bắt đầu trong các tế bào trong niêm mạc của các tiểu thùy, các tuyến sản xuất sữa và có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS)

Dạng ILC không xâm lấn này còn được gọi là tân sinh thùy. Vì LCIS không xuất hiện triệu chứng và không thể phát hiện bằng nhũ ảnh nên bệnh thường chẩn đoán thông qua xét nghiệm hoặc phát hiện trong khi điều trị các bệnh về vú khác.

Các dạng ung thư vú ít phổ biến hơn

Ung thư biểu mô tủy

Chiếm tỷ lệ chưa đến 1% trong tất cả trường hợp ung thư vú, ung thư vú dạng tủy có xu hướng tấn công những phụ nữ có đột biến gen BRCA1. Các tế bào ung thư lớn hơn và thường có ranh giới rõ ràng giữa khối u và mô bình thường.

Ung thư biểu mô ống

Dưới kính hiển vi, các tế bào ác tính của dạng ung thư vú này có hình ống. Chiếm khoảng 2% trong các trường hợp ung thư vú, ung thư biểu mô ống có xu hướng xuất hiện ở phụ nữ lớn tuổi từ 50 trở lên. Bệnh thường chẩn đoán thông qua chụp nhũ ảnh.

Ung thư vú dạng viêm

Dạng ung thư vú ác tính và phát triển nhanh này chiếm khoảng 1-5% tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú. Bệnh xâm lấn da và hạch bạch huyết gây mẩn đỏ, sưng tấy, da dày lên bất thường và làm vú mềm trũng.

Ung thư biểu mô niêm mạc (keo)

Chiếm từ 1-3% trong các dạng ung thư vú, dạng ung thư phát triển chậm này thường xuất hiện ở phụ nữ lớn tuổi.

Bệnh Paget tuyến vú

Ung thư loại này chiếm khoảng 1-4% trong các dạng bệnh ung thư vú, bắt đầu từ các ống tuyến vú rồi lan đến núm vú và nhũ hoa - là vùng da sẫm màu quanh núm vú. Bệnh có thể kích thích cả hai bộ phận và gây bong vảy, ngứa ngáy và mẩn đỏ.

Các thụ thể trong ung thư vú

Ung thư vú cũng có các đặc điểm sinh học khác nhau, tùy thuộc vào sự hiện diện hay vắng mặt của các thụ thể như thụ thể estrogen (ER), thụ thể progesterone (PR) và thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì 2 (HER2). Những đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của ung thư và cách điều trị ung thư - trong một số trường hợp, thậm chí còn vượt xa hơn mô học ung thư.

Ung thư vú dương tính với thụ thể hoóc môn

Hầu hết các loại ung thư vú (lên đến 70 phần trăm) đều dương tính với ER hoặc PR, hoặc cả hai. Ung thư như vậy có xu hướng phát triển chậm hơn và ít ác tính hơn, và do đó, bệnh nhân có nhiều khả năng có kết quả lâu dài tốt hơn. Những bệnh ung thư này thường được điều trị bằng liệu pháp hormon như thuốc ức chế tamoxifen và aromatase.

Ung thư vú dương tính với HER2

Có khoảng 15-25% phụ nữ mắc phải ung thư dương tính với HER2. Dạnd ung thư này xuất hiện khi có quá nhiều protein yếu tố tăng trưởng biểu bì (HER2) của con người được tìm thấy trên bề mặt tế bào vú bình thường, khiến các tế bào phát triển và phân chia bất thường.

Ung thư vú tam âm

Dạng ung thư này không có thụ thể ER, PR hoặc HER2 và thường rất ác tính. Tỷ lệ tái phát cao và tỷ lệ sống sót rất thấp. Ung thư vú tam âm chiếm khoảng 15% trong các dạng ung thư vú và có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ dưới 40 tuổi và những người có gen đột biến BRCA1.

Nguyên nhân & triệu chứng

Các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư vú

Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư vú phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố. Có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh ung thư, nhưng nâng cao nhận thức có thể giúp chúng ta thực hiện các bước bảo vệ làm giảm nguy cơ bao gồm:

  • Tiền sử gia đình
  • Gen di truyền
  • Tiền sử bệnh vú ác tính hoặc lành tính (không phải ung thư)
  • Có kinh sớm
  • Mãn kinh muộn
  • Có con đầu lòng sau 35 tuổi
  • Sinh ít con hoặc không sinh con
  • Đang điều trị bằng liệu pháp thay thế hóc môn
  • Uống quá nhiều rượu
  • Thừa cân hoặc béo phì

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú bao gồm:
  • Có cục u cứng, không đau mọc ở vú
  • Liên tục ngứa và phát ban xung quanh núm vú
  • Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường từ núm vú
  • Da trên vú bị sưng và dày lên
  • Da trên vú bị trũng hay nhăn nheo
  • Núm vú bị co kéo hoặc tụt vào trong

Chẩn đoán & đánh giá bệnh

Chẩn đoán ung thư vú

Ung thư vú được phát hiện qua các kiểm tra và xét nghiệm sau:
  • Khám lâm sàng: Đặc biệt nếu phát hiện cục u cứng, tiết dịch núm vú hay vú có dấu hiệu bất thường.
  • Chụp nhũ ảnh: Phương pháp này có thể phát hiện những thay đổi mật độ bất thường hoặc dấu hiệu vôi hóa.
  • Chụp Siêu âm: Phương pháp này được sử dụng để nhắm tới một vùng cụ thể cần lưu ý thông qua nhũ ảnh hoặc có thể được sử dụng để phát hiện các bất thường không thể thấy rõ trên nhũ ảnh. Siêu âm có thể phân biệt giữa khối rắn nghi là ung thư và u nang chứa đầy dịch, mà thường là lành tính.
  • Chụp Cộng Hưởng Từ MRI: Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần chụp MRI để kiểm tra hoặc tầm soát rõ hơn các khu vực nghi ngờ. Phương pháp này đặc biệt hướng đến giới trẻ, bởi vì phụ nữ trẻ có mật độ mô vú cao và các cách kiểm tra thông thường như chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm tuyến vú sẽ cho ra kết quả ít chính xác hơn khi sàng lọc ung thư vú.

Để xác nhận chẩn đoán ung thư vú, phải tiến hành sinh thiết lấy các tế bào hoặc một phần mô và kiểm tra dưới kính hiển vi.

Các kỹ thuật sinh thiết phổ biến:

  • Phương pháp hút bằng kim mảnh (FNA)
  • Sinh thiết bằng kim có hướng dẫn hình ảnh
  • Sinh thiết cắt bỏ

Ung thư vú được đánh giá như thế nào?

Nếu sinh thiết cho thấy có ung thư, bác sĩ sẽ cần xác định giai đoạn bệnh để xây dựng kế hoạch điều trị tốt nhất. Đánh giá giai đoạn ung thư vú dựa trên liệu khối u đã xâm lấn các mô lân cận hay chưa, ung thư đã lan rộng chưa và nếu có thì lan đến những bộ phận nào của cơ thể.

CÁC GIAI ĐOẠN / MỨC ĐỘ LÂY LAN

Các giai đoạn của ung thư vú

 GIAI ĐOẠN MỨC ĐỘ LÂY LAN TỶ LỆ SỐNG TRUNG BÌNH 5 NĂM (%)
 0 Ung thư không xâm lấn 99
 I

Ung thư xâm lấn nhỏ
(nhỏ hơn 2cm mà không lây lan đến các hạch bạch huyết nách)

90
 II

Ung thư xâm lấn
(từ 2-5cm hoặc/có xâm lấn tới nhiều hạch bạch huyết)

70
 III

Ung thư xâm lấn lớn
(lớn hơn 5cm có xâm lấn da hoặc lây lanđến nhiều hạch bạch huyết)

40
 IV Ung thư lan rộng hoặc di căn 20

Những đặc điểm của ung thư vú sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót và tái phát bệnh

Kích thước khối u

Thông thường kích thước của khối u càng lớn khả năng tái phát ung thư vú càng cao.

Cấp độ khối u

Cấp Độ Mô Học: Xem xét những điểm tương đồng của tế bào ung thư so với tế bào bình thường khi quan sát dưới kính hiển vi; thang điểm là từ 1 đến 3. Các khối u cấp độ 3 chứa các tế bào ung thư phát triển rất nhanh chóng và bất thường. Cấp độ mô học càng cao, khả năng tái phát ung thư vú càng lớn.

Hạch bạch huyết

Số lượng các hạch bạch huyết ở nách cùng một bên với vú bị ung thư chính là một thông số quan trọng. Các hạch dương tính càng nhiều thì tình hình càng xấu và cần xem xét các phương pháp điều trị tích cực hơn.

ER/PR

Ước tính khoảng 2/3 trường hợp ung thư vú có hàm lượng thụ thể estrogen và/hoặc progesterone khá đặc trưng. Đó là loại u dương tính với thụ thể estrogen (ER+). Các u dương tính với ER có xu hướng phát triển ác tính thấp hơn và có thể đáp ứng tích cực với phương pháp điều trị bằng hooc-môn.

HER2/erbB2

HER2 là một protein được tìm thấy trên bề mặt của một số tế bào ung thư nhất định. Khối u có HER2- dương tính khi có số lượng nhiều thụ thể HER2 so với những thụ thể khác. Có khoảng 20-25% các ca ung thư vú dạng HER2- dương tính. Các khối u có HER2 dương tính có xu hướng phát triển nhanh hơn so với các loại ung thư vú khác.Việc xác định ung thư HER2-dương tính có thể ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp điều trị bởi vì bệnh nhân nếu phù hợp thì có thể hưởng lợi từ liệu pháp nhắm trúng HER2.

Phương pháp điều trị

Việc lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh (cơ hội phục hồi) phụ thuộc vào giai đoạn ung thư (liệu mới chỉ khu trú ở vú thôi hay đã lây lan đến những nơi khác trong cơ thể), loại ung thư vú, một số tính chất nhất định của các tế bào ung thư và liệu vú còn lại có bị ung thư không. Độ tuổi của người nữ, tình trạng mãn kinh (người nữ còn kinh nguyệt hay không) và sức khỏe tổng quát cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị.

Phẫu thuật

Phần lớn bệnh nhân đều trải qua phẫu thuật để loại bỏ khối u. Các hình thức phẫu thuật bao gồm:

1. Phẫu thuật bảo toàn vú

  • Phương pháp Cắt bỏ khối u (Lumpectomy) hay Cắt u tại chỗ mở rộng (Wide Local Excision) – là loại phẫu thuật loại bỏ ung thư và một lượng nhỏ các mô xung quanh
  • Phương pháp Cắt bỏ phần tư (Quadrantectomy) – cắt bỏ mô xung quanh lớn hơn so với cắt bỏ khối u. Phương pháp này áp dụng cắt bỏ một phần tư của tuyến vú.

2. Phẫu thuật cắt bỏ vú (Mastectomy) là cắt bỏ toàn bộ vú

Trong cả hai phương pháp phẫu thuật vú ở trên, bác sĩ cũng sẽ cắt bỏ vài hạch ở cùng bên nách để kiểm tra.

Điều trị toàn thân

Xạ trị

Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để nhắm vào và tiêu diệt tế bào ung thư. Mục đích là để tiêu diệt bất kỳtế bào ung thư nào có thể còn sót lại trong hoặc xung quanh vú.

Xạ trị là rất quan trọng sau phẫu thuật bảo toàn vú như cắt bỏ riêng khối u vì phần lớn các mô vú được giữnguyên vẹn. Nó sẽ làm giảm nguy cơ ung thư tái phát tại vú.

Hầu hết phụ nữ trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú (mastectomy) đều không cần xạ trị. Tuy nhiên,trong một số trường hợp xạ trị được áp dụng để điều trị thành ngực và các hạch bạch huyết ở nách, nếu nguy cơtái phát tại chỗ được xác định là cao dựa trên kích thước và bờ cắt.

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng thể chất bao gồm:

  • Các bài tập vai sau khi phẫu thuật
  • Chăm sóc cánh tay để tránh sưng phù hạch bạch huyết
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh lối sống.

Phục hồi tinh thần bao gồm:

  • Hỗ trợ chặt chẽ từ vợ/chồng, gia đình, bạn bè và các
  • Người phụ nữ có thể cảm thấy yên tâm hơn khi biết cơ hội sống sót của mình
  • Tái khám với bác sĩ thường xuyên

Phòng ngừa & tầm soát

Tầm soát ung thư vú

Tầm soát thường bao gồm kiểm tra ung thư vú trước khi có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào. Mặc dù tầm soát không thể ngăn ngừa ung thư vú, nhưng có thể giúp phát hiện ung thư sớm để được điều trị sớm hơn.

Nhìn chung, các xét nghiệm tầm soát bao gồm:

  • Chụp nhũ ảnh
  • Siêu âm vú
  • Chụp MRI vú
  • Tự khám vú (BSE)

Các hướng dẫn để kiểm tra tuyến vú?

Dưới 39 tuỏi

  • tự kiểm tra vú hàng tháng

40 đen 49 tuỏi

  • tự kiểm tra vú hàng tháng
  • chụp nhũ ảnh hàng năm

Trên 50 tuỏi

  • tự kiểm tra vú hàng tháng
  • chụp nhũ ảnh hai năm/lần

Những câu hỏi thường gặp (FAQ)

Collapse All
Expand All

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng các lựa chọn lối sống như duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn cân bằng, tập thể dục thường xuyên, hạn chế uống rượu và không hút thuốc (hoặc bỏ thuốc nếu bạn còn hút). 
Đọc thêm tại Tầm soát ung thư vú: Tại sao phải ngại?

Bạn cần chú ý theo dõi vùng ngực để sớm phát hiện bất thường và thay đổi thông qua các dấu hiệu thể chất, xét nghiệm tầm soát và tự khám vú.

Ung thư vú vẫn có thể quay trở lại mặc dù bệnh nhân đã được chăm sóc và điều trị tốt nhất. Khi bệnh quay trở lại được gọi là "tái phát". Tái phát có thể xảy ra khi một số tế bào ung thư còn sống sót sau lần điều trị ban đầu hoặc khi các tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể mà không bị phát hiện.
Một số các yếu tố nguy cơ phổ biến hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng tái phát ung thư vú bao gồm:

  • Kích thước khối u – Khối u lớn thường có khả năng tái phát cao hơn.
  • Ung thư lan rộng – Ung thư vú có khả năng tái phát cao hơn nếu đã lan đến các hạch bạch huyết.
  • Các loại phụ – Một số loại phụ của ung thư vú như ung thư vú dương tính với HER2 có nhiều khả năng tái phát hơn.

Đọc thêm tại What You Need To Know About Breast Cancer Recurrence