Chào bác sĩ, tôi có nên lo lắng về u cục xuất hiện trên da không?

Đóng góp bởi: Bác Sĩ Richard Quek

Chào bác sĩ, tôi có nên lo lắng về u cục xuất hiện trên da không?

Chương trình Giáo dục Y khoa Thường xuyên (CME) “Hi Doc” của Trung tâm Ung thư Parkway nằm trong chuỗi hoạt động trao quyền nhằm đưa ra một phương pháp tiếp cận có hệ thống lấy bệnh nhân làm trung tâm, bắt đầu bằng một lời than phiền phổ biến. Sau đó, chúng tôi xem xét các phương pháp tiếp cận lâm sàng khác nhau cũng như cân nhắc các chẩn đoán phân biệt, trước khi tiến tới các phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh nhân.

Trong hội thảo trực tuyến đầu tiên của chương trình, với tiêu đề “Chào bác sĩ, tôi có nên lo lắng về các u cục trên da không?”, Tiến sĩ Mark Tang, chuyên gia tư vấn cấp cao làm việc tại phòng khám Dermatology from The Skin Specialists & Laser, đã nhấn mạnh các bệnh ung thư da phổ biến ở bệnh nhân châu Á, thảo luận về các lời khuyên thực tiễn và các cách kiểm soát trong việc xử lý các u cục khác nhau trên da trong thực hành lâm sàng. Tiếp theo là phần trình bày của bác sĩ Richard Quek , chuyên gia Tư vấn Cấp cao, Khoa Ung bướu thuộc Trung tâm Ung thư Parkway, người đã cung cấp thông tin cập nhật toàn diện về những tiến bộ mới nhất trong điều trị các bệnh ung thư da toàn thân.

Phương pháp tiếp cận các u cục trên da đối với bác sĩ lâm sàng bận rộn

Bác sĩ Tang bắt đầu hội thảo trực tuyến CME bằng việc nhấn mạnh các đặc điểm chính của các bệnh ung thư da khác nhau, đó là khối u sắc tố, ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) và ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC). Ông cũng mở ra cách tiếp cận thực tế nhằm xác định các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư da bằng cách phân loại chúng trên da dựa vào màu sắc – các tổn thương sắc tố hoặc có màu đen (có thể là dấu hiệu của u sắc tố và ung thư biểu mô tế bào đáy sắc tố), tổn thương có màu đỏ hoặc màu thịt (ung thư biểu mô tế bào vảy, u mạch máu ác tính) và các tổn thương nhẹ hơn hoặc giảm sắc tố (u sùi dạng nấm giảm sắc tố).

Những thông điệp quan trọng thu thập được từ bài thuyết trình của bác sĩ là lời nhắc nhở rằng u ác tính ở người Châu Á có xu hướng xuất hiện ở những vùng không điển hình như vùng ngón tay chân, vùng dưới móng, niêm mạc hoặc bộ phận sinh dục; tầm quan trọng của việc chẩn đoán lại các khối u và phát ban dai dẳng hoặc không xử lý được; và những ưu điểm của việc sử dụng các công cụ chẩn đoán tại chỗ như soi da để tăng độ chính xác.

Ông nhấn mạnh việc chẩn đoán phân biệt quan trọng đối với các bệnh ung thư da mà có thể giống hệt các mảng đỏ dai dẳng không triệu chứng (u mạch máu ác tính), các nốt đỏ (di căn da) và phát ban dạng 'chàm' (bệnh Paget ngoài vú và u lympho tế bào T ở da). Ông cũng nhắc nhở những người tham gia rằng bạn có thể xác định liệu một khối u trên da có phải là ung thư hay không bằng cách sử dụng quy tắc ABCDE nhìn vào sự phát triển của da: A (Asymmetry) là không đối xứng, B (uneven Borders) bờ không đồng đều, C (unusual Colors) màu sắc bất thường, D (Diameter) đường kính lớn hơn 6 mm và E (Evolving) tiến hóa hoặc tổn thương da biến đổi, với “E” là chỉ số quan trọng nhất cho một tổn thương ác tính.

Sau đó, ông kết thúc bài thuyết trình của mình bằng các ca bệnh điển hình nhằm chứng minh một số luận điểm.

Trường hợp đầu tiên là về một khối u sắc tố không màu ở một bệnh nhân trẻ tuổi đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc theo dõi chặt chẽ sự phát triển trên da “không có gì đáng chú ý” mà không có chẩn đoán ban đầu rõ ràng.

Trường hợp thứ hai là về việc trì hoãn chẩn đoán u sắc tố giai đoạn tiến triển đã nêu bật thách thức của việc tư vấn ‘nhân tiện’ - trong đó bệnh nhân nêu ra vấn đề của họ cuối buổi tư vấn với bác sĩ – và cần tài liệu chính xác và chi tiết. Đặc biệt khi tư vấn da liễu từ xa hay tư vấn trực tuyến trở nên ngày càng phổ biến.

Cuối cùng, là ca bệnh về sự trì hoãn chẩn đoán một loại bệnh ung thư mô dưới da hiếm gặp đã nhấn mạnh rằng các đặc điểm không điển hình của một trường hợp nên được chẩn đoán lại, và việc ghi lại các thuật ngữ mô tả tổn thương của da là một cách luyên tập hữu hiệu, như ghi lại kích thước và vị trí thay vì sử dụng các thuật ngữ chẩn đoán.

May mắn thay, hầu hết các u, cục và phát ban dưới da thường lành tính và không gây chết người hay ung thư. Việc nâng cao nhận thức về các phương thức chẩn đoán khác nhau và những cạm bẫy tiềm ẩn trong việc xử lý các tình huống thông thường cho phép bác sĩ lâm sàng chẩn đoán sớm hơn các bệnh ung thư da, do đó cải thiện kết quả và tiên lượng cho bệnh nhân.

Kiểm soát các bệnh nhân ung thư da giai đoạn tiến triển

Ung thư da là một nhóm bệnh ung thư đa dạng và việc kiểm soát bệnh nhân ung thư da giai đoạn tiến triển rất phức tạp. Theo bác sĩ Quek, trong kỷ nguyên hiện đại, chúng ta có những lựa chọn điều trị toàn thân độc đáo cho từng loại ung thư da.

Nhìn chung, ung thư da có thể được phân thành 5 loại chính bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), u sắc tố, ung thư sarcoma và u lympho. Mỗi nhóm này có đặc trưng riêng, quy trình lâm sàng và mô hình điều trị riêng.

Trong ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), điều trị chỉ bao gồm phẫu thuật với kết quả lâm sàng tốt. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị BCC tiến triển hoặc không thể cắt bỏ, hiện nay đã có một nhóm thuốc được cho phép sử dụng gọi là chất ức chế Hedgehog.

Trong ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), ngoài hóa trị, liệu pháp miễn dịch đã được chứng minh là có hiệu quả và được chấp nhận đưa vào sử dụng.

Sarcoma da không phổ biến và đa dạng. Hai loại phổ biến của sarcoma da bao gồm ung thư hiếm gặp dưới da (DFSP) và u mạch máu ác tính. DFSP được quản lý bằng phẫu thuật với biên độ rộng, trong khi u mạch máu ác tính - phổ biến hơn ở người cao tuổi - hiếm khi loại bỏ được hoàn toàn vì chúng có xu hướng đa khu trú và thâm nhiễm. U mạch máu ác tính nhạy cảm với các liệu pháp hóa trị tiêu chuẩn như liposomal doxorubicin và tananes.

Trong u lympho dưới da, một loại phụ hiếm gặp của ung thư hạch không Hodgkin, có một mô hình chăm sóc.

Trong trường hợp bệnh khu trú, các u lympho ở da có thể được điều trị bằng kem bôi tại chỗ và xạ trị tại chỗ, trong khi liệu pháp ánh sáng UV, hóa trị dạng uống, thuốc ức chế HDAC dạng uống và liệu pháp nhắm đích có thể được dành cho những bệnh nhân bị bệnh tái phát mặc dù đã điều trị khu trú hoặc bệnh có triệu chứng lan rộng ra, những người được coi là không thích hợp để điều trị khu trú.

Ở những người bệnh đã lan rộng, không đáp ứng điều trị hoặc bệnh tái phát, việc điều trị có thể bao gồm hóa trị được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác.

Lời khuyên cho các chuyên gia y tế

Phân tầng nguy cơ là chìa khóa khi phát hiện ung thư da. Bác sĩ Tang khuyên các chuyên gia y tế xác định các yếu tố nguy cơ như loại da, độ tuổi, tiền sử tổn thương do ánh nắng mặt trời mạn tính, ức chế miễn dịch, hút thuốc và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư da, đồng thời sử dụng hình ảnh và các công cụ chẩn đoán như soi da để phát hiện những khác biệt nhỏ và theo dõi những thay đổi.

Bác sĩ cũng khuyên nên đề cao cảnh giác và cân nhắc tiến hành chẩn đoán, bao gồm sinh thiết da, đối với các tổn thương da dai dẳng, thay đổi hoặc không điển hình, ngay cả ở những vị trí không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Với tình trạng ung thư da đang gia tăng, điều quan trọng nhất là phải luôn tự cập nhật theo dõi.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Các phương pháp điều trị ung thư
GẮN THẺ các phương pháp điều trị ung thư mới, Đào tạo y tế chuyển tiếp (CME), đột phá mới nhất về ung thư, hóa trị, liệu pháp miễn dịch, sacôm, tiền sử ung thư, ung bướu, ung thư cục bộ, ung thư da, ung thư hiếm gặp, ung thư tái phát
Đọc thêm Lymphoma, Lymphoma không hodgkin , Sarcoma , Ung thư hắc tố , Ung thư hạch bạch huyết hodgkin
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 01 THÁNG MƯỜI MỘT 2020