Ung thư âm đạo: Các rủi ro mắc bệnh?

Đóng góp bởi: Bác Sĩ See Hui Ti

Bác sỹ See Hui Ti thuộc Trung tâm Ung thư Parkway giải thích tại sao ung thư âm đạo vẫn có thể xảy ra sau khi đã cắt bỏ toàn bộ tử cung.

“Thưa bác sỹ, chắc chắn là bác sỹ đã làm sai! Làm sao tôi vẫn có thể bị ung thư âm đạo được?

“Tôi đã cắt bỏ toàn bộ tử cung và buồng trứng 10 năm trước đây do u xơ tử cung. Chắc bác sỹ đã nhìn nhầm rồi. Xin bác sỹ hãy xem kỹ lại – 15 năm trước, bác sỹ phụ khoa của tôi nói rằng tôi không cần phải tới theo dõi nữa sau khi đã cắt bỏ tử cung phần phụ. Giờ bác sỹ nói tôi bị ung thư âm đạo?”

Bà Yang, 63 tuổi, vừa lau nước mắt vừa nói với tôi.

Tôi có thể hiểu được cảm giác bị phản bội. Đúng là thông thường phụ nữ cắt bỏ toàn bộ tử cung phần phụ do các vấn đề lành tính không yêu cầu theo dõi. Nhưng bây giờ bà bị chẩn đoán là ung thư âm đạo.

Rất may là, bà Yang đã tìm trợ giúp y khoa sớm do triệu chứng ngứa âm đạo và tiết dịch âm đạo thường xuyên. Và đó là lý do chúng tôi phát hiện ra bà bị ung thư biểu mô vảy âm đạo giai đoạn sớm.

Vì bệnh nhân tới gặp bác sỹ sớm, nên có cơ hội tốt là sẽ khỏi hoàn toàn sau khi xạ trị.

Tại sao vẫn có thể bị ung thư âm đạo sau khi cắt bỏ hoàn toàn tử cung phần phụ?

Cơ quan sinh sản của nữ gồm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, âm đạo và âm hộ. Đó là các bộ phận khác nhau và đểu có thể bị các ung thư khác nhau.

Ví dụ, yếu tố rủi ro của ung thư buồng trứng là tiền sử gia đình, trong khi các yếu tố rủi ro của ung thư tử cung là béo phì và tiểu đường.

Ngoài ra, yếu tố rủi ro của ung thư cổ tử cung và ung thư âm đạo là nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV).

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung giảm nhiều do xét nghiệm kính phết cổ tử cung được áp dụng rộng rãi; hiện tại ung thư cổ tử cung được xếp thứ 10 trong các ung thư phổ biến ở phụ nữ Singapore. Ung thư âm đạo không phổ biến lắm. Tỷ lệ mắc ung thư âm đạo thấp và có thể được coi là một ung thư hiếm, với phần lớn người mắc là phụ nữ trên 60 tuổi.

Các triệu chứng của ung thư âm đạo là gì và điều trị như thế nào?

Ung thư âm đạo rất giống với ung thư cổ tử cung theo nhiều cách. Ở giai đoạn sớm, cả hai đều không có triệu chứng.

Hầu hết các ca ung thư âm đạo có thể được chia thành 2 nhóm: ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến.

  1. Ung thư biểu mô vảy âm đạo: yếu tố rủi ro cũng giống như ung thư cổ tử cung, ví dụ: viêm nhiễm tế bào trong âm đạo kéo dài do HPV, dẫn tới sự thay đổi trong tế bào học và phát triển thành ung thư âm đạo tại chỗ (VAIN)
  2. VAIN có thể được phân loại thành nghiêm trọng (VAIN III), vừa (VAIN II) và nhẹ (VAIN I)
     

Nếu để không được phát hiện sớm, VAIN có thể phát triển thành ung thư xâm lấn. Tới lúc đó, bệnh nhân có thể có triệu chứng ra dịch âm đạo bất thường. Ở giai đoạn muộn, có thể có các triệu chứng như đau bụng dưới, đau âm đạo. Nếu ung thư di căn tới hạch thì có thể có hạch ở vùng háng.

VAIN I phát triển rất chậm và không di căn, do đó bệnh nhân không cần phải điều trị, chỉ cần theo dõi và quan sát.

Điều trị tốt nhất cho VAIN II và VAIN III là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung và buồng trứng. Nếu bệnh nhân đã cắt bỏ tử cung và buồng trứng rồi thì cắt bỏ âm đạo sẽ được tiến hành. Nếu bệnh nhân không thể phẫu thuật được (ví dụ, do tuổi tác), hóa trị đích hoặc điều trị laser có thể được thực hiện. Cách tốt nhất để điều trị ung thư âm đạo xâm lấn là kết hợp giữa liệu pháp đốt điện với hóa trị.

Ung thư âm đạo giai đoạn sớm rất giống với ung thư cổ tử cung – càng phát hiện sớm, càng có khả năng phục hồi cao.

Ung thư âm đạo có thể hiếm, nhưng có cách nào để tầm soát hoặc phòng ngừa không?

Mọi phụ nữ có giao hợp đều có thể làm Pap smear định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung sớm và u âm đạo mới phát triển. Với phụ nữ chưa bao giờ bị nhiễm HPV, rất ít có nguy cơ bị ung thư âm đạo.

Phát hiện sớm có nghĩa là điều trị hiệu quả cao hơn, và khả năng khỏi bệnh hoàn toàn cũng cao hơn.

Pap smear là xét nghiệm rất dễ thực hiện và không hề tốn kém, xét nghiệm này được Bộ Y tế rất khuyến khích. Tuy nhiên, Pap smear cần được tiến hành ít nhất là 3 năm một lần nhưng nhiều phụ nữ không làm theo.

Để phòng ngừa nghiễm vi rút, cách tốt nhất hiện nay là tiêm phòng HPV từ khi còn trẻ.

Trong những năm gần đây, Bộ y tế Mỹ khuyến nghị làm xét nghiệm:

  1. Xét nghiệm phù hợp cho phụ nữ trên 30 và đã có quan hệ tình dục.
  2. Bác sỹ gửi dịch âm đạo và dịch cổ tử cung lấy được trong lúc làm Pap smear tới phòng xét nghiệm để tìm xem phụ nữ đó có bị nhiễm HPV dòng rủi ro cao không.
  3. Nếu không có dấu hiệu của virus, xét nghiệm thì chỉ cần phải làm lại xét nghiệm này mỗi 5 năm. Nếu có dấu hiệu của virus thì xét nghiệm tiếp theo sẽ được làm.
     

So sánh với Pap smear thì xét nghiệm này thậm chí hiệu quả hơn, vì nó chỉ cần phải thực hiện 5 năm một lần.

Xét nghiệm này đã có tại Singapore vài năm nhưng vì nó phù hợp hơn cho phụ nữ trên 30 tuổi, nên nó chưa thể thay thế hoàn toàn cho xét nghiệm Pap smear được.

Vũ khí tốt nhất của phụ nữ để bảo vệ bản thân là hiểu sự thay đổi về mặt tế bào học của tế bào ung thư để lựa chọn phương pháp tầm soát tốt nhất.

Xét nghiệm vi rút gây u nhú ở người (HPV)

  • Phù hợp nhất với phụ nữ trên 30 tuổi đã có quan hệ tình dục.
  • Dịch âm đạo và cổ tử cung lấy được trong quá trình làm Pap smear sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm để tìm xem có bị nhiễm vi rút HPV dòng nguy cơ cao không.
  • Thực hiện mỗi 5 năm một lần nếu không có dấu hiệu của vi rút. Xét nghiệm thêm sẽ được thực hiện nếu có dấu hiệu của vi rút.  
ĐÃ ĐĂNG TRÊN Phòng ngừa Ung thư
GẮN THẺ kính phết cổ tử cung, phẫu thuật cắt bỏ tử cung, tiêm phòng, ung thư âm đạo, Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), ung thư do virus u nhú ở người (HPV), ung thư hiếm gặp, ung thư phụ nữ (phụ khoa)
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 01 THÁNG SÁU 2016