Phương pháp điều trị bằng chùm tia proton là gì?

Đóng góp bởi: Bác Sĩ Lee Kim Shang

Phương pháp điều trị bằng chùm tia proton (PBT) là một phương pháp xạ trị sử dụng các hạt proton gia tốc thay vì tia X truyền thống. Trong bài viết này, bác sĩ Lee Kim Shang, chuyên gia tư vấn cấp cao, khoa Xạ trị Ung thư sẽ cho chúng ta biết thêm về cách thức hoạt động của phương pháp điều trị bằng tia proton trong điều trị ung thư và những điều bệnh nhân có thể mong đợi từ phương pháp đó.

Một tỷ lệ lớn bệnh nhân ung thư được xạ trị như một phương pháp điều trị chính duy nhất, hoặc kết hợp với phẫu thuật, hóa trịliệu pháp miễn dịch.

Khi tia xạ được hướng đến các tế bào ung thư, tia xạ được hấp thụ làm tổn thương DNA và nếu đủ mạnh sẽ làm chết tế bào ung thư. Thật không may, các mô bình thường xung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng.

Mục đích của xạ trị là cung cấp liều hiệu quả của chùm tia xạ hội tụ cao nhắm vào các mô ung thư trong khi giữ cho các mô khỏe mạnh xung quanh không bị tổn thương vĩnh viễn.

Trong điều trị ung thư, tia xạ ion hóa được phân phối đến các tế bào ung thư là photon hoặc các hạt. Tia trước là các tia X năng lượng cao và tia gamma thì tia sau - mà chúng ta thấy trong PBT – là các tia proton, electron, neutron và các ion cacbon nặng.

PBT hoạt động như thế nào?

Proton là các hạt mang điện tích dương và được tách ra từ các nguyên tử hydro. Các hạt proton sau đó được tiêm vào một cyclotron hoặc một synctron hoạt động như một máy gia tốc hạt.

Sử dụng trường điện từ, cyclotron tăng tốc các proton theo đường tròn và tăng năng lượng của chúng lên tổng cộng từ 70 đến 250 triệu electron vôn — mức năng lượng đủ để cung cấp các proton đến khối u ở bất kỳ độ sâu nào trong cơ thể bệnh nhân. Sau đó, một loạt nam châm siêu dẫn di chuyển các proton được gia tốc này qua hệ thống vận chuyển chùm tia khi chúng rời khỏi cyclotron hoặc synctron vào trong phòng điều trị xạ cho bệnh nhân.

Trước đây, các Trung tâm Proton ban đầu đã áp dụng hệ thống điều trị đa phòng — chiếm nhiều diện tích — nhưng ngày càng nhiều hơn, hệ thống phòng đơn nhỏ gọn đang trở nên phổ biến ở những nơi ít đất hoặc những nơi xây dựng quá nhiều.

PBT so với các phương phương điều trị truyền thống (ví dụ: tia X)

Xạ trị chùm tia bên ngoài truyền thống sử dụng tia X hoặc tia gamma, những tia này đặt năng lượng của chúng dọc theo đường đi của chùm tia tới khối u nhắm đến và xa hơn, và phân phối tia xạ đến các mô khỏe mạnh trước và sau vị trí khối u.

"Liều thoát" tia xạ này có thể gây ra tác dụng phụ lâu dài vì nó có thể làm hại các mô bình thường hoặc các cơ quan gần khối u.

Tuy nhiên, những tiến bộ trong thiết bị máy gia tốc tuyến tính; lập trình máy tính; các phương thức hình ảnh tiên tiến để nhắm đến khối u tốt hơn với ít tổn thương hơn; kỹ thuật kiểm soát chuyển động để giảm khối lượng điều trị; và vô số dữ liệu sinh học phóng xạ về liều lượng xạ và các biến chứng mô bình thường, giúp cho xạ trị truyền thống hiện đại trở nên an toàn.

Sự ra đời của PBT đưa sự an toàn này lên một mức cao hơn.

Trong PBT, bác sĩ xạ trị có thể kiểm soát nơi proton giải phóng phần lớn năng lượng. Khi các proton di chuyển trong cơ thể, chúng chậm lại và tương tác với các electron, đồng thời giải phóng năng lượng.

Điểm mà sự giải phóng năng lượng cao nhất diễn ra được gọi là 'đỉnh Bragg', được tạo ra trùng với vị trí của khối u nhắm đến. Ngoài đỉnh Bragg này, có năng lượng gây tổn hại tế bào không đáng kể và giữ các mô khỏe mạnh không bị ảnh hưởng tốt hơn.

Nói chung, proton có hiệu quả sinh học tương đối cao hơn so với tia X và tia gamma truyền thống. Điều này có khả năng chuyển thành tỷ lệ kiểm soát tốt hơn.

Ai sẽ được lợi từ PBT?

Cần phải nhấn mạnh rằng xạ trị truyền thống hiện đại hiện nay đã an toàn. Tuy nhiên, PBT có thể cải thiện mức độ an toàn hơn nữa.

Các khối u ở trẻ em sẽ được hưởng lợi từ PBT vì nó có thể làm giảm đáng kể các tác dụng phụ cấp tính và lâu dài như: bất thường về tăng trưởng, biến chứng thần kinh, giảm chỉ số IQ, tác dụng phụ về tim, phổi và ruột, giảm khả năng sinh sản và các khối u ác tính thứ phát.

Các khối u hệ thần kinh trung ương, khối u mũi-xoang, nền sọ và các khối u xương cùng bao gồm các ví dụ khác. Điều trị lại các khối u ở các vị trí đã xạ trước đó cũng có thể được lợi từ PBT. Đối với những bệnh nhân như vậy, việc lựa chọn từng trường hợp là quan trọng

Các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành đối với các khối u ở các vị trí như đầu và cổ, thực quản, phổi, , gan, tuyến tụytuyến tiền liệt. Thách thức là việc thu thập dữ liệu hoàn thiện để so sánh khách quan giữa điều trị bằng PBT và các kỹ thuật xạ trị tiên tiến hiện đại như xạ trị điều biến cường độ (IMRT). Sự ít ỏi của các nghiên cứu hiệu quả về chi phí giữa hai phương thức là một trở ngại khác trong việc phê duyệt PBT cho nhiều loại khối u hơn do chi phí điều trị bằng PBT cao hơn, có thể thay đổi từ 2–3 lần chi phí điều trị bằng IMRT.

Những điều bệnh nhân có thể mong đợi khi đang điều trị bằng PBT

PBT không khác nhiều so với quy trình được sử dụng trong quá trình điều trị xạ trị truyền thống.

Những bệnh nhân được chọn sẽ trải qua quá trình lắp thiết bị cố định, mô phỏng điều trị bằng chụp CT và / hoặc chụp PET-CT, và / hoặc chụp MRI để xác định vị trí khối u, vài ngày trước khi điều trị bằng PBT.

Sau đó, bác sĩ xạ sẽ tiến hành lập kế hoạch điều trị với đội ngũ các chuyên gia đo liều và chuyên gia vật lý để phân bổ liều tốt nhất nhằm đạt được độ bao phủ tốt nhất đến khối u trong khi giảm liều xạ trị đến các mô bình thường. Sau đó đảm bảo chất lượng cho bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị.

Chăm sóc đặc biệt được thực hiện để đảm bảo thiết lập điều trị chính xác, bao gồm chụp CT để xác định chính xác vị trí của khối u và điều chỉnh vị trí. Việc thiết lập không chính xác là tuyệt đối không được chấp nhận khi điều trị bằng PBT vì hiện tượng đỉnh Bragg.

Đối với trẻ em, bác sĩ thường dùng thuốc an thần để tránh những sai lệch liên quan đến vận động trong quá trình xạ. Quá trình này thường chuyển thành một buổi điều trị dài hơn một chút cho mỗi bệnh nhân.

Tóm tắt

PBT là một phương pháp điều trị cục bộ và có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị duy nhất ở một số loại u não.

Tuy nhiên, ở các bệnh ung thư tiến triển tại chỗ, kết hợp với hóa trị và / hoặc liệu pháp miễn dịch sẽ cho kết quả tốt hơn.

PBT hứa hẹn có thể làm giảm độc tính tới các mô bình thường khi cùng một liều xạ tương đương đến khối u so với xạ trị thông thường, hoặc bằng cách tăng liều đến khối u để có tỷ lệ kiểm soát cao trong khi vẫn giữ tỷ lệ biến chứng mô bình thường như điều trị xạ trị thông thường .

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Các phương pháp điều trị ung thư
GẮN THẺ các phương pháp điều trị ung thư mới, đột phá mới nhất về ung thư, ung thư thường gặp, xạ trị
Đọc thêm Ung thư đầu và cổ, Ung thư gan , Ung thư phổi , Ung thư thực quản, Ung thư tuyến tiền liệt , Ung thư tuyến tụy , Ung thư vú
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 10 THÁNG MƯỜI 2021