Hóa trị Đích và Miễn dịch trong Ung thư Phổi

Đóng góp bởi: Bác Sĩ Lim Hong Liang

Hi vọng mới cho bệnh nhân ung thư phổi

Tỉ lệ sống tăng là kết quả của các loại hình điều trị mới.

Nhờ có các liệu pháp mới phát triển trong vòng 15 năm qua, bệnh nhân ung thư phổi giờ đây có thể sống thọ hơn trước đây, bác sỹ Lim Hong Liang, chuyên gia tư vấn và điều trị ung thư cấp cao tại Trung tâm Ung thư Parkway cho hay.

Trước đây, các bác sỹ phần lớn dựa vào hóa trị nhưng tỉ lệ sống không cao. Chỉ 1/3 số bệnh nhân chỉ dùng hóa trị có thể sống trên một năm.

“Chỉ dựa vào mỗi hóa trị không phải là lựa chọn tốt lắm,” bác sỹ Lim phát biểu tại một hội thảo gần đây về chuyên đề ung thư được tổ chức bởi kênh truyền hình Channel NewsAsia và Trung tâm Ung thư Parkway PCC tại khách sạn Phan Pacific Singapore.

Trong bài phát biểu của ông, “Cải thiện Chất lượng Điều trị Ung thư Phổi nhờ Hóa trị Đích và Liệu pháp Miễn dịch”, bác sỹ Lim cho biết trong 15 năm qua, các phương pháp điều trị mới như hóa trị đích và bây giờ là liệu pháp miễn dịch, đã tăng tỉ lệ sống. Những bệnh nhân đã điều trị bằng hóa chất và hóa trị đích có tỉ lệ sống trung bình là hai năm rưỡi tới ba năm, so với chỉ 12 tháng nếu chỉ điều trị với mỗi hóa trị.

Hóa trị đích là phương pháp điều trị tấn công nhắm vào tế bào ung thư, dựa trên loại đột biến gen cụ thể mà các tế bào ung thư có thể mang. Năm 2004, đột biến gen đầu tiên được pháp hiện trong gen yếu tố tăng trưởng thượng bì (EGFR). Một loại thuốc mang tên Iressa có thể nhắm vào tế bào ung thư có gen đột biến này đã ra đời. Kể từ năm 2004, nhiều loại đột biến hơn được phát hiện và nhiều loại thuốc đã được phát minh để tấn công đích vào những loại đột biến này.

Hóa chất ảnh hưởng tới tất cả các tế bào trong khi hóa trị đích lại tập trung hơn. Kết quả tất yếu là, các tác dụng phụ từ hóa trị đích nhẹ hơn. Thêm vào đó, đáp ứng thuốc lại nhanh hơn và thường cho kết quả giảm đáng kể kích thước khối u. Điều này có nghĩa là khối u giảm đi đáng kể tương ứng với triệu chứng ho và đau giảm đi. Việc kiểm soát khối u cũng lâu hơn nhờ điều trị đích. Ông cho biết “Thường đáp ứng thuốc rất tốt”. Bác sỹ Lim Hong Liang đưa ra ví dụ một trong những bệnh nhân của ông không hề muốn hóa trị mà chỉ dựa vào mỗi Iressa. Bệnh nhân đó đã sống thêm 31 tháng. Do hầu hết các loại hóa trị đích đều dưới dạng uống, nó giúp bệnh nhân giảm thời gian cần phải tiêm truyền hay tới phòng khám để ngồi truyền. Hóa trị đích cũng có tác dụng đối với những bệnh nhân có di căn lên não. Không giống như hóa trị thường, hóa trị đích có thể xâm nhập qua rào cản máu não để đưa được lượng thuốc vào não nhiều hơn giúp kiểm soát khối u tốt hơn.

Hóa trị đích không phải là lựa chọn cho tất cả mọi người bởi không phải bệnh nhân ung thư phổi nào cũng có gen đột biến. May mắn thay, giờ đây đã có thêm những lựa chọn mới, bao gồm một phương pháp mới có tên liệu pháp miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch sử dụng thuốc làm kích thích hoặc thay đổi trong hệ miễn dịch của con người giúp nó nhận diện và chiến đấu với các tế bào ung thư.

“Chúng ta đã nghiên cứu về việc sử dụng chính hệ miễn dịch của chúng ta trong nhiều năm, nhưng chúng ta đã không thành công cho tới một vài năm gần đây,” bác sĩ Lim cho biết.

Một trong những cách mà các tế bào u lẩn tránh được sự phát hiện và tiêu diệt của hệ miễn dịch là nhờ việc tiết ra PD-L1 protein lên bề mặt tế bào ung thư.

Các kháng thể tấn công mục tiêu dù là PD-1 hay PD-L1 có thể cho phép các tế bào miễn dịch của cơ thể nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại thuốc như Keytruda và Opdivo đã dược phát triển để tấn công vào mục tiêu PD-1 trong khi các thuốc như Tecentriq, mở khóa PD-L1.

Bác sĩ Lim Hong Liang cho hay ông rất vui mừng khi liệu pháp miễn dịch ra đời bởi những thuốc này có thể giúp kiểm soát ung thư trong thời gian dài. Bệnh nhân cũng không chịu nhiều tác dụng phụ từ loại hình điều trị này.

Liệu pháp miễn dịch giúp tăng khả năng sống của bệnh nhân. Đối với bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, tỉ lệ sống trên 5 năm là 16%, so với tỉ lệ 5% nếu không sử dụng liệu pháp miễn dịch.

Ung thư phổi: Tỉ lệ mắc cao, tỉ lệ sống thấp

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới và thứ ba ở nữ giới, tại Singapore. Nam giới có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp ba lần so với nữ giới. Trong ba chủng tộc chính, người gốc Hoa chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là người Malay và người Ấn.

Có hai loại ung thư phổi chính: ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC). Hơn 80% người mắc ung thư phổi thuốc loại NSCLC. NSCLC thường phát triển và di căn chậm hơn. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, có thể chữa khỏi nhờ phẫu thuật hoặc xạ trị. SCLC, ngược lại, phát triển và di căn nhanh.

Tuy nhiên, ung thư phổi thường được phát hiện ở giai đoạn muộn đó là lí do sao tỉ lệ sống thường thấp.

Jimmy Yap

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Các phương pháp điều trị ung thư
GẮN THẺ các loại thuốc điều trị ung thư, các phương pháp điều trị ung thư mới, điều trị đích, đột biến ung thư, hóa trị, liệu pháp miễn dịch, nhiễm trùng phổi
Đọc thêm Ung thư phổi
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 11 THÁNG GIÊNG 2018