Đau ung thư: 4 Hiểu lầm & Thực tế

Đóng góp bởi: Bác Sĩ Kok Jaan Yang

Đau do ung thư: Những hiểu lầm và thực tế

Bác sĩ Kok Jaan Yang, Chuyên gia Tư vấn Cao cấp về Y tế giảm nhẹ tại Trung tâm Ung thư Parkway, nói về những cách khác nhau để giảm đau ở bệnh nhân ung thư.

Một trong những triệu chứng mà bệnh nhân ung thư có thể lo lắng trong quá trình điều trị là sự đau đớn. Tuy nhiên, có rất nhiều quan niệm sai lầm xung quanh việc giảm bớt và điều trị đau ung thư. Hiểu biết đúng về bệnh ung thư và quản lý bệnh có thể giúp bệnh nhân ung thư tập trung tốt hơn vào việc điều trị của họ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiểu lầm 1: Tất cả các bệnh nhân ung thư chắc chắn sẽ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội.

Thực tế: Không phải tất cả bệnh nhân mắc bệnh ung thư tiến triển đều cảm thấy đau.

Nhiều người tin rằng tất cả bệnh nhân ung thư sẽ phải chịu đau đớn. Nhưng điều này không đúng. Một số bệnh nhân ung thư tiến triển không có bất kỳ đau đớn nào. Trên thực tế, chỉ có một phần tư số bệnh nhân ung thư tiến triển bị đau dữ dội vì ung thư, và chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ bị đau ung thư rất nặng. Một phần tư chịu đựng đau vừa phải, một phần tư có đau nhẹ, và một phần tư không đau chút nào.

Hiểu lầm 2: Tất cả các chứng bệnh ung thư chỉ có thể được điều trị bằng morphine hoặc opioid mạnh khác.

Sự thật: Có nhiều loại thuốc khác để giảm đau.

Các bác sĩ có thể lựa chọn từ nhiều loại thuốc giảm đau tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của đau.

Ví dụ, đối với đau nhẹ hoặc vừa phải, sử dụng paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và opioid yếu như tramadol. Nếu đau nặng hoặc không thể kiểm soát bằng các thuốc trên, có thể dùng morphine hoặc opioid khác.

Ở một số bệnh nhân ung thư, họ cũng có thể bị đau dây thần kinh, hoặc “đau thần kinh”, là do một sợi dây thần kinh nào đó bị tổn thương do bệnh ung thư. Đây là loại thường được mô tả như cơn đau nhói, một cảm giác của ghim và kim tiêm, hoặc cảm giác nóng rát. Trong trường hợp này, thuốc giảm đau thần kinh như pregabalin hoặc gabapentin được chỉ định.

Hiểu lầm 3: Thường xuyên dùng morphine hoặc thuốc opioids mạnh để chữa bệnh ung thư có thể dẫn đến nghiện.

Sự thật: Thường xuyên sử dụng morphine hoặc thuốc opioids mạnh trong đau ung thư dưới sự giám sát thích hợp sẽ không gây nghiện.

Opioid, trên thực tế, được sử dụng hàng ngày trong y tế, chẳng hạn như trong và sau khi phẫu thuật để giảm đau. Các bệnh nhân ung thư được kê toa morphine hoặc opioid mạnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ có kinh nghiệm và dưới sự giám sát thích hợp sẽ không gây nghiện.

Khi cơn đau có thể được thuyên giảm bằng các cách khác, ví dụ sau khi xạ trị đối với đau xương do ung thư, liều morphine hoặc opioid mạnh có thể được giảm đáng kể hoặc thậm chí dừng hẳn lại.

Hiểu lầm 4: Morphine hoặc opioid mạnh khác có tác dụng phụ không thể chịu nổi.

Sự thật: Các phản ứng phụ thường gặp của thuốc opioids mạnh bao gồm buồn ngủ, buồn nôn, nôn và táo bón. Các tác dụng phụ, tuy nhiên, có thể được quản lý một cách dễ dàng.

Buồn ngủ thường bắt đầu khi một bệnh nhân bắt đầu dùng morphine hoặc opioid mạnh hoặc khi liều lượng được tăng lên.

Điều này thường sẽ cải thiện sau vài ngày. Nếu không, liều lượng có thể giảm. Bạn nên thảo luận điều này với bác sĩ của bạn sau khi theo dõi phản ứng của bạn với thuốc.

Buồn nôn và ói mửa thường chỉ ảnh hưởng đến một trong ba bệnh nhân dùng morphine hoặc opioid mạnh khác. Nó có thể được giải quyết bằng thuốc chống nôn như metoclopramide hoặc domperidone.

Táo bón có thể dễ dàng quản lý với việc uống nhiều nước hơn và thuốc nhuận tràng thường dùng như Senokot và lactulose. Táo bón nặng do opioid, có thể kê toa thuốc kết hợp opioid-naloxone.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Kiểm soát Đau trong Ung thư
GẮN THẺ các quan niệm sai lầm, các tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư, chất lượng sống của bệnh nhân ung thư, quản lý cơn đau cho ung thư
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 13 THÁNG TƯ 2018