Sinh thiết vú: Khi nào và tại sao?


U cục ở vú có thể không nhất định là ung thư. Nhưng đôi khi, việc xác định u cục là lành tính hay ác tính không thể thực hiện qua thăm khám lâm sàng hoặc thậm chí chụp nhũ ảnh vú. Kết luận cuối cùng cần qua sinh thiết. Bác sĩ phẫu thuật vú Wee Siew Bock sẽ giới thiệu thêm về thủ thuật này. Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Tại Singapore, cứ 1 trong 11 phụ nữ sẽ phát triển ung thư vú trong phần đời của họ, và 1 năm trung bình có 1,850 phụ nữ ở đây được chẩn đoán ung thư vú. Ung thư vú chiếm 3 trong số 10 phụ nữ mắc ung thư. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên ở vú để tìm u cục. Và phụ nữ được khuyến khích chụp nhũ ảnh vú hàng năm vì phát hiện sớm đã được chứng minh rất hiệu quả trong cứu mạng sống. Khi phát hiện u cục, các bác sĩ đôi khi có thể khuyên bệnh nhân thực hiện sinh thiết để xác định có phải là ung thư hay không.

Sinh thiết là gì?

Bác sĩ Wee Siew Bock, bác sĩ phẫu thuật tại phòng khám Wee Breast & General Suregery nói rằng sinh thiết bao gồm việc loại bỏ các mô vú để kiểm tra xem các tế bào có phải ung thư không. Các tế bào lấy ra được kiểm tra dưới kính hiển vi và tìm xem có sự xuất hiện của các tế bào ung thư. Bác sĩ Wee phát biểu: “Đây là một thủ thuật xâm lấn nhưng cho phép bác sĩ chẩn đoán tốt hơn về điều đang diễn ra bên trong u cục ở vú”. “Chỉ có qua sinh thiết thì bác sĩ mới có thể biết bản chất chính xác của thứ đang thực sự diễn ra trong u cục.” Các loại sinh thiết nhất định có thể xác định loại khối u cũng như tỷ lệ phát triển của nó.

Liệu việc có u cục luôn đồng nghĩa với nên thực hiện sinh thiết không?

Bác sĩ Wee trả lời ngay là không. Chụp chiếu cho phép nhìn thấy một loạt tình trạng và điều này có thể giúp bác sĩ đánh giá xem có cần sinh thiết không. Bác sĩ Wee nói một bức phim chụp đem lại đánh giá trực quan về u cục đó. “Điều này hơi giống như việc mua một quả táo. Chúng ta có thể chỉ cần kiểm tra bằng mắt để xem liệu trái táo có tươi không, nhưng cách tốt nhất để kiểm tra là lấy một miếng táo ra.” Khi một bác sĩ nhìn vào phim chụp, có các đặc trưng cụ thể có thể giúp chỉ ra u cục đó là lành tính. Ví dụ, các u cục được xác định rõ, bề mặt nhìn nhẵn và thành phần bên trong tương đồng hoặc đồng nhất. Bác sĩ Wee nói: “Không có một đặc điểm riêng biệt nào có thể cho chúng ta biết u cục đó là an toàn. Chúng ta cần nhìn vào tất cả các đặc trưng.” Đôi khi, các bệnh nhân có thể muốn thực hiện sinh thiết cho dù các đặc trưng nhìn thấy được của u cục đó cho thấy nó không phải ung thư. Bác sĩ Wee phát biểu: “Có thể bệnh nhân đó có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc gần đây nghe tin một người bạn bị ung thư vú. Đôi khi, trong những trường hợp đó, bệnh nhân muốn thực hiện sinh thiết để chắc chắn đó không phải ung thư hoặc để yên tâm về kết quả có thể đem lại”. Trong khi chất lượng phim chụp đã cải thiện đáng kể qua các năm, hình ảnh nhìn thấy được thường không đủ để chẩn đoán bản chất của u cục. Bác sĩ nói: “Nếu u cục nhìn “an toàn” trên phim, nhưng khi nó bắt đầu phát triển, thì không tốt”. “Một hình ảnh có thể “xấu xí” nhưng nếu nó không thay đổi theo thời gian, thì tốt. Đó là trạng thái của u cục mà chúng ta đề phòng.”

Hầu hết phụ nữ làm sinh thiết đều bị ung thư vú phải không?

Bác sĩ Wee nói rằng khoảng 80% phụ nữ làm sinh thiết không bị ung thư vú. Mặc dù vậy điều này không có nghĩa rằng sinh thiết là thủ thuật không cần thiết. “Khoảng 99.5% người mua vé xổ số không trúng thưởng”. “Khi bạn có lợi ích của nhận thức và bạn biết kết quả sinh thiết, thật dễ nói rằng ‘Ồ, tôi không cần sinh thiết mà’. Nhưng khi bạn có u cục ở vú thì không có điều gì sẽ giải tỏa cho bạn hoặc làm bạn yên tâm cho tới khi bạn biết chắc chắn rằng đó là ung thư hay không.”

Sinh thiết có nhược điểm gì không?

Không có nhược điểm gì với những thủ thuật như vậy, đặc biệt nếu sử dụng các thiết bị kim. Bác sĩ Wee nói: “Với hầu hết các thủ thuật, có thể sưng sau thủ thuật, nhưng nó sẽ là vấn đề rất nhỏ khi bạn nghĩ tới sự yên tâm nó đem lại cho bệnh nhân.” Các bất tiện nhỏ khác có thể ảnh hưởng tới một số hoạt động trong cuộc sống của bệnh nhân như không thể tập thể dục trong vài ngày.

Điều gì xảy ra sau sinh thiết?

Kết quả sinh thiết có thể có trong ngày hoặc đôi khi mất 2 -3 ngày, phụ thuộc vào lượng mô lấy ra và xét nghiệm. Nếu u cục chắc chắn lành tính, bác sĩ sẽ chỉ khuyên tầm soát thường xuyên để kiểm tra rằng u cục đó không thay đổi. Bác sĩ Wee nói một viễn cảnh khác có thể xảy ra, khi không phát hiện tế bào ung thư nhưng kết quả sinh thiết chỉ ra u cục đó có thể phát triển. Trong những trường hợp như vậy, lịch sàng lọc của bệnh nhân với ung thư vú có thể thay đổi để bệnh nhân sàng lọc thường xuyên hơn. Nếu các kết quả dương tính với tế bào ung thư, bác sĩ sẽ cần xác định bản chất của ung thư và đưa ra hướng xử lý phù hợp để chống lại ung thư.

4 loại sinh thiết

  1. Sinh thiết chọc hút kim nhỏ: một kim nhỏ, giống kim dùng để lấy máu, được đưa vào vú để lấy ra mô từ u cục.
  2. Sinh thiết lõi: sử dụng kim “to hơn” với độ dày như đầu bút chì. Những kim lớn hơn cho phép lấy ra nhiều mô hơn để xét nghiệm.
  3. Thiết bị sinh thiết có hỗ trợ hút chân không: bác sĩ sẽ rạch một vết cắt nhỏ trên da và một kim sinh thiết đặc biệt, có máy hút chân không, được đưa vào vú để lấy ra các mẫu mô.
  4. Phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn u cục
Ba lựa chọn đầu tiên đều có thể được thực hiện khi gây tê cục bộ, và là những thủ thuật thực hiện tại phòng khám, thường ít ảnh hưởng tới người bệnh. Bác sĩ cố gắng tránh phẫu thuật hết mức có thể vì cần gây mê toàn thân, có các nguy cơ và thời gian bình phục lâu hơn đáng kể. Phẫu thuật cũng có chi phí hơn vì cần thực hiện trong bệnh viện. Theo bác sĩ Wee: “Phẫu thuật thực sự phụ thuộc vào loại bất thường ở vú. Ví dụ, nếu u cục không đồng nhất, liệu thủ thuật bằng kim có thể lấy mẫu đại diện để đem đến một kết luận cuối cùng không?” Phẫu thuật cũng được khuyến nghị khi u cục ở quá sâu trong vú và gần thành ngực, khiến kim khó tiếp cận tới. Bác sĩ Wee nói rằng với các tiến bộ về kim sinh thiết ngày nay, suy nghĩ đầu tiên của bác sĩ là làm thế nào để đạt được kết quả sinh thiết tốt nhất nhờ thiết bị kim sinh thiết, hơn là bằng phẫu thuật – vốn vẫn là lựa chọn được yêu thích hơn cách đây 20 năm. Ben Tan
ĐÃ ĐĂNG TRÊN Các phương pháp điều trị ung thư
GẮN THẺ bác sĩ wee siew bock, chẩn đoán ung thư, chụp nhũ ảnh vú, ung bướu
Đọc thêm Ung thư vú
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 13 THÁNG TƯ 2017