Giữ tinh thần tích cực khi trải qua ung thư


Khó để có thể tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực khi bạn được chẩn đoán ung thư hoặc khi đang chiến đấu với căn bệnh. Dưới đây là một số cách để xử lý tốt hơn với những suy nghĩ buồn phiền và lo lắng.

Việc mọi người trải qua những suy nghĩ tiêu cực dai dẳng khi gặp những tình huống căng thẳng là rất tự nhiên. Phát hiện ung thư và trải qua cả quá trình điều trị là những điều có thể gây ra những suy nghĩ và lo lắng buồn phiền.

Sự phân tâm có thể giúp tạm thời giữ lại những lo lắng này, chỉ để chúng xuất hiện trở lại trong những lúc nhàn rỗi hoặc khi yếu mềm. Bạn có thể cảm thấy bất lực, tức giận hoặc thậm chí là khinh ghét bản thân, và do đó, bạn có thể cảm thấy khó ngủ ngon, ăn uống tốt hay tận hưởng những điều bạn đã từng làm hoặc thích. Những suy nghĩ này, nếu cứ duy trì, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm lâm sàng.

Dưới đây là một số chiến lược có thể giúp bạn xử lý những suy nghĩ tiêu cực tốt hơn.

1. Xác định điều gì gây cho bạn suy nghĩ tiêu cực

Phân tích nguồn gốc của sự đau khổ có thể giúp tự nhận thức và thay đổi tích cực. Ví dụ, nó có thể giúp bạn nhận ra chu kỳ luẩn quẩn của những suy nghĩ tiêu cực và loại bỏ nó sớm. Một khi bạn nhận ra những gì gây nên những suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể ngăn chặn nó tiếp tục dâng cao mà sau đó có thể ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Ngoài ra, tránh để kiệt quệ hoặc dự đoán sớm những điều tiêu cực.

Đôi khi, có những tình huống không có câu trả lời, và sự chấp nhận trở nên cần thiết.

Tư vấn viên có thể giúp bạn trong quá trình tự tìm hiểu, biến chuyển những suy nghĩ tự phòng vệ cho tới đưa ra những quyết định thực sự.

2. Dựa vào những điều tốt đẹp

Giữ lại những ghi chép về những điều bạn biết ơn, hay một dạng như nhật ký giúp bạn nhớ lại những điều tích cực trong cuộc sống, có thể giúp bạn khuây khỏa.

Cuối ngày, hãy nghĩ về những gì bạn đã làm ngày hôm đó mà bạn cảm thấy dễ chịu.

Những việc này không nhất thiết phải là hành động hay sự kiện gì lớn lao. Có thể chỉ là những thứ nhỏ bé như thời tiếp đẹp, nói chuyện vui vẻ với bạn bè hay có thể thưởng thức một món tráng miệng ngon.

Bài tập biết ơn này giúp bạn mở rộng tâm trí và thay đổi những cách nhìn tiêu cực dần tích cực hơn.

3. Lặp lại một câu/lời cầu nguyện/bài hát/bài thơ làm bạn cảm thấy thư thái

Trong giai đoạn khó khăn, cố gắng thay thể những ý nghĩ tiêu cực bằng thứ gì có thể vực tinh thần của bạn lên.

Đó có thể là một câu chú, câu nguyện. Tự lặp đi lặp lại với chính mình, chú tâm vào từng từ khi hít vào và đào thải những lo lắng khi thở ra.

4. Đọc hay xem về những câu chuyện truyền cảm hứng về những bệnh nhân đã thoát khỏi căn bệnh ung thư

Khi bạn cảm thấy chán nản, bạn sẽ cảm thấy đỡ khi biết bạn không đơn độc. Rất nhiều người cũng đã trải qua con đường khó khăn trước bạn và trở nên mạnh mẽ và tích cực hơn.

Hãy để những câu chuyện này nâng đỡ bạn những lúc bạn cảm thấy khó khăn nhất; luôn tự nhắc bản thân rằng bạn không chỉ sống sót qua cơn bạo bệnh mà còn tỏa sáng.

5. Hãy sống với hiện tại

Sống trong từng khoảnh khắc hiện tại – là một kỹ năng bạn có thể luyện tập bằng cách tập thở và thiền.

Bằng cách luôn nhận thức được suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm khoảnh khắc hiện tại, bạn sẽ cảm thấy mình nhanh phục hồi, bớt thụ động hay bị cảm xúc chi phối.

6. Lên kế hoạch “tạm ngừng lo âu”

Dù biết chẳng tốt lành gì khi ngồi cả ngày lo âu và suy nghĩ, những cũng khó để ngăn cản toàn bộ những ý nghĩ như vậy.

Do đó, mỗi ngày bạn dành ra một khoảng thời gian “tạm ngừng lo âu” cho chính mình để bạn có thể không phải bận tâm gì trong vòng 20 đến 30 phút. Trong ngày, khi nào bạn thấy lo lắng bắt đầu xâm chiếm, hãy nhớ chuyển sang khoảng thời gian “tạm ngừng lo âu”.

Đây trở thành khoảng không gian giúp bạn phát hiện ra những điều cảm thấy bất an nhất trong khi vẫn cố định được nó trong một khung thời gian nhất định.

7. Tìm tới những người cũng đang phải chịu đựng giống bạn

Một vài bệnh nhân ung thư cảm thấy thoải mái và dũng cảm hơn khi chia sẻ câu chuyện, những điều họ đang phải chịu đứng với những đồng cảnh ngộ để tự động viên chính mình.

Đôi khi, thấu hiệu nỗi đau và lo lắng của người khác, bạn sẽ cảm thấy nỗi niềm của mình nhẹ bớt và đồng cảm với người khác.

Tuy nhiên, hãy nghĩ tới việc tìm tới người khác khi nào bạn sẵn sàng về mặt tinh thần.

8. Tìm tới chuyên gia tư vấn

Không có gì đáng ngại ngùng khi bạn cần được giúp đỡ. Nếu bạn cảm thấy có gì đó quá sức chịu đựng và điều này làm ảnh hưởng tới công việc, học tập hay việc nhà, hoặc thậm chí làm cho mối quan hệ quanh bạn trở nên xấu đi, hãy tìm tới chuyên gia tư vấn.

Amanda Tan

Nguồn: CanHOPE. CanHOPE là một tổ chức phi lợi nhuận giúp tư vấn và hỗ trợ bệnh nhân ung thư do Trung tâm Ung thư Parkway cung cấp.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Sức khỏe tâm lý
GẮN THẺ các mẹo khi mắc ung thư, chẩn đoán ung thư, quản lý cảm xúc, suy nghĩ tích cực về ung thư
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 15 THÁNG CHÍN 2017