Suy nghĩ tích cực, hành động tích cực


Tâm lý tích cực có thể giúp đỡ bệnh nhân trong cuộc chiến với ung thư, và giúp những người cùng cảnh ngộ. Cô Paula Rusly, tư vấn viên tại CanHOPE, sẽ đưa ra một số lời khuyên thực tế.

Bệnh nhân ung thư thường được khuyên nên “nghĩ tích cực” vì mọi người tin rằng điều này giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc, do vậy sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục của họ. Nhưng có một trường phái tư tưởng còn vượt xa hơn cả chỉ suy nghĩ tích cực đó là: Tâm lý tích cực.

Hơn cả việc chỉ cố gắng lạc quan trong một tình huống tồi tệ, tâm lý tích cực là một nghiên cứu khoa học kiểm tra những sức mạnh giúp con người và cộng đồng vượt qua mọi hoàn cảnh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc phát triển và nuôi dưỡng các cảm xúc, sự tham gia, ý nghĩa, sự hoàn thành và các mối quan hệ tích cực có thể cải thiện sức khỏe người bệnh và giúp họ cảm thấy trọn vẹn, được tham gia và hạnh phúc ý nghĩa. Bên cạnh đó, nó cũng công nhận giá trị của tiêu cực và thực tế khi phù hợp.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những người sống sót sau ung thư tận hưởng chất lượng cuộc sống cao hơn sau khi họ học cách nuôi dưỡng các cảm xúc và thái độ tích cực hơn trong cuộc sống.

Nhìn chung, tâm lý tích cực tập trung vào 5 khía cạnh chính:

  1. Cảm xúc tích cực: các ví dụ về cảm xúc tích cực là cảm thấy vui vẻ, hài lòng, biết ơn, lạc quan và phấn khởi. Một số cách để nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực là nhờ học cách biết ơn và lạc quan.
  2. Tham gia: cảm thấy được gia nhập, tham gia và tận hưởng các hoạt động giúp phát triển kết nối tâm lý với những hoạt động này và giúp mọi người trải nghiệm “trạng thái dòng chảy”. Trạng thái này có thể tạo ra cảm giác thời gian đang tới một bến đỗ, nên mọi người không còn ý thức về bản thân và tập trung vào hiện tại.
  3. Ý nghĩa: khi con người hiểu được giá trị của cuộc sống và theo đuổi công việc, họ sẽ tận hưởng các nhiệm vụ hơn và cảm nhận được sự hài lòng và sức khỏe nhiều hơn. Điều này thường xuất phát từ tôn giáo, gia đình và nhóm sở thích.
  4. Hoàn thành tích cực: biết rằng mình đang tiến tới một mục tiêu thực tế, có thể đạt được hoặc có thể thực hiện các hoạt động cụ thể giúp con người có cảm giác hoàn thành và trọn vẹn.
  5. Các mối quan hệ tích cực: những người có mối quan hệ ý nghĩa và thân mật có nhiều sức khỏe tâm lý hơn. Các mối quan hệ này thường có trong tình bạn thân, gia đình – những người có thể đem đến những cảm xúc và hỗ trợ tích cực.
     

Làm cách nào có thể phát triển tích cực trong tất cả những khía cạnh này? Sau đây là 3 cách đơn giản bạn có thể bắt đầu:

Biết ơn
Học cách cảm nhận và thể hiện lòng biết ơn có thể giúp bạn tận hưởng các khía cạnh một cách tích cực hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra thói quen tỏ lòng biết ơn, ít nhất 1 lần 1 tuần, khiến con người tích cực hơn trong tuần tiếp theo và về cuộc sống nói chung.

Họ thấy nhiệt tình, tỉnh táo và định hướng tốt hơn, nhiều khả năng tiến triển tới mục tiêu liên quan tới sức khỏe và các mối quan hệ.

Bạn có thể bắt đầu biết ơn bằng việc dành một chút thời gian mỗi ngày – buổi sáng, buổi tối hoặc trên đường đi làm – để bước ra ngoài cuộc sống và ngẫm nghĩ lại. Hãy nghĩ về 3 điều khiến bạn thấy biết ơn gần đây. Đó có thể là việc nhỏ, như việc vợ/chồng giúp bạn mua thứ gì đó, hoặc chậu hoa của bạn đang nở. Hoặc có thể là tài năng hoặc món quà bạn có, ngôi nhà đáng yêu của bạn, một mục tiêu đã đạt được, một cơ hội bạn có, hoặc một người chăm sóc bạn.

Bạn có thể chia sẻ danh sách của mình với một người bạn, để họ nhắc bạn tiếp tục giữ lòng biết ơn.

Bạn cũng có thể viết một bức thư tới người bạn mà bạn trân trọng, cho dù đó là một sự giúp đỡ nhỏ hay cả một hi sinh to lớn. Việc bạn có gửi bức thư đi hay không không thực sự quan trọng; mà quan trọng là hành động bày tỏ ấy giúp bạn phát triển thái độ biết ơn.

Bạn cũng có thể phát triển thói quen trân trọng bằng cách học cảm ơn mọi người, thậm chí từ những điều nhỏ nhặt nhất như đưa cho bạn cốc trà hoặc mở cửa giúp bạn. Khiến mọi người cảm thấy những nỗ lực của họ có giá trị sẽ có lợi cho cả người cho và người nhận.

Phát triển các mối quan hệ tích cực
Các nghiên cứu chỉ ra các mối quan hệ tích cực có giá trị. Người có các mối quan hệ tích cực mạnh mẽ với bạn bè và gia đình thường hạnh phúc và ít dấu hiệu trầm cảm hơn.

Thực tế, điều này có nghĩa rằng họ phản ứng với mọi người theo cách xây dựng và khẳng định. Các chuyên gia tâm lý tích cực gọi đây là phản ứng “xây dựng chủ động” – ví dụ, việc cảm thấy vui và hào hứng khi người khác có sự kiện vui và kể cho bạn về nó, và hỏi các câu hỏi hoặc tỏ ra hào hứng và quan tâm về sự kiện ấy.

Những phản ứng như vậy có thể cho ra cảm xúc tích cực và giúp bạn xây dựng mối quan hệ tích cực với mọi người.

Làm việc tốt
Làm việc tốt đã được chứng minh giúp mọi người cảm thấy vui về chính mình. Đó là lý do tại sao nhiều tình nguyện viên có thể tìm ra ý nghĩa cuộc sống. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra những việc làm tốt có thể giúp một người nhìn nhận người khác theo hướng tích cực hơn, cũng như xây dựng khả năng phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác trong cộng đồng. Điều này còn có thể tăng cường mối quan hệ, và giúp bạn thay đổi sự chú ý vào bản thân mình sang cho người khác.

Để bắt đầu, bạn có thể chọn một ngày trong tuần để cam kết thực hiện một hành động mới đặc biệt hoặc ba hoạt động nhỏ. Việc tốt nhỏ bé có thể là một việc đơn giản như nhường ghế cho người khác hoặc phụ giúp các công việc nhà.     

ĐÃ ĐĂNG TRÊN Sức khỏe tâm lý
GẮN THẺ các mẹo khi mắc ung thư, quản lý cảm xúc, suy nghĩ tích cực về ung thư
ĐƯỢC PHÁT HÀNH 08 THÁNG NĂM 2017