acute-lymphoblastic-leukaemia-in-children

Collapse All
Expand All

ALL là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành từ tủy xương. Các tế bào chưa trưởng thành nhân lên một cách không kiểm soát được và chiếm đầy tủy xương. Điều này cản trở việc sản sinh ra các tế bào máu bình thường. Trẻ em bị mắc ALL phải chịu đựng sự thiếu máu, nhiễm trùng tái phát, các vết bầm tím và dễ bị chảy máu vì tủy xương của chúng không sản xuất đủ các tế bào hồng cầu, các tế bào bạch cầu và các tiểu cầu.

ALL là hình thức phổ biến nhất của bệnh ung thư ở trẻ em. Mỗi năm, khoảng 30-40 trong số một triệu trẻ em sẽ được chẩn đoán mắc ALL. Cứ mỗi ba trẻ em được phát hiện bị ung thư thì một trong số đó sẽ bị mắc ALL.

Nguyên nhân gây ra ALL?

Không có các nguyên nhân chính xác gây ra ALL mặc dù các nghiên cứu đã được thực hiện để xác định các khả năng có thể. Có một số yếu tố nguy cơ có thể được cho là gây ra tổn hại di truyền mà có thể dẫn đến sự phát triển của ALL:

Nhiễm trùng: Việc kéo dài với các bệnh nhiễm trùng trẻ em thông thường hoặc một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của trẻ với các bệnh nhiễm trùng này có thể sẽ liên quan. ALL không phải bệnh truyền nhiễm. Trẻ em không thể mắc bệnh bạch cầu từ những đứa trẻ khác.

Bức xạ ion hóa: Trẻ em bị phơi nhiễm với liều lượng lớn các bức xạ ion hóa (Chùm năng lượng tạo ra bởi các tia X và các chất phóng xạ) từ trước khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có thể có nhiều nguy cơ phát triển ALL hơn.

Các Yếu tố di truyền: ALL không phải là một bệnh di truyền, nhưng trẻ em với một số rối loạn bẩm sinh như hội chứng Down có nguy cơ phát triển ALL cao hơn.

Các triệu chứng của ALL chủ yếu là do thiếu hụt các tế bào máu bình thường trong hệ thống máu. Chúng bao gồm:

  • Bệnh thiếu máu gây bởi lượng các tế bào hồng cầu thấp.
  • Đứa trẻ có biểu hiện dễ mệt mỏi và trông nhợt nhạt.
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu do mức tiểu cầu thấp.
  • Các nhiễm trùng thường xuyên hoặc kéo dài xảy ra khi đứa trẻ không có đủ các tế bào bạch cầu trưởng thành để chống nhiễm trùng.
  • Đau xương và/hoặc đau khớp
  • Các biểu hiện khác có thể bao gồm các hạch bạch huyết bị sưng lên, chán ăn, giảm cân, đau ngực và khó chịu ở bụng.

Một đánh giá đầy đủ về ALL bao gồm các xét nghiệm máu và kiểm tra tủy xương.

Công thức máu tổng quát (FBC)

Xét nghiệm này gồm lấy mẫu máu và gửi đến phòng xét nghiệm và đếm các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các tế bào này cũng sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào máu bất thường.

Kiểm tra tủy xương

Xét nghiệm này được thực hiện để xác nhận (hoặc bác bỏ) một chẩn đoán về ALL. Việc kiểm tra này giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất cho đứa trẻ. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ của tủy xương từ xương hông để làm xét nghiệm. Chẩn đoán ALL sẽ được xác nhận bằng sự hiện diện của các tế bào bạch cầu trong tủy xương. Bệnh nhân cũng có thể cần làm các xét nghiệm bổ sung để xác định loại ung thư bạch cầu và dự đoán các kết quả sau khi điều trị.

Kiểm tra Dịch Não Tủy (CSF)

Bác sĩ sẽ lấy mẫu nhỏ của dịch não tủy (CSF) bao quanh não và tủy sống trong một thủ thuật được gọi là Chọc dò Tủy sống. Mẫu này được kiểm tra trong phòng thí nghiệm về sự hiện diện của các tế bào bạch cầu trong hệ thống thần kinh trung ương. Điều trị bổ sung là cần thiết nếu các tế bào bệnh bạch cầu được phát hiện trong CSF.

Các xét nghiệm khác

Các xét nghiệm khác và chụp X-quang sẽ cung cấp thông tin về các chức năng của các cơ quan quan trọng khác nhau và sức khỏe tổng quát của đứa trẻ. Các kiểm tra này có thể được thực hiện định kỳ để so sánh sự tiến bộ của đứa trẻ trong giai đoạn sau của quá trình điều trị.

Việc kết hợp hóa trị đã được chứng minh là phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ bị mắc ALL. Phương pháp này có thể được thực hiện qua đường miệng, bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc vào dịch não tủy. Hóa trị có thể được sử dụng kết hợp với xạ trị nếu cần thiết.

Trẻ em bị mắc ALL được điều trị tại các cơ sở y tế hiện đại có khoảng 80%-90% cơ hội chữa khỏi bệnh sau khi điều trị. Chăm sóc y tế kịp thời và điều trị tích cực rất quan trọng cho sự tiến triển tốt nhất.

Cấy ghép Tủy xương (hay Tế bào gốc) có cần thiết không?

Điều trị cấy ghép nói chung là không cần thiết. Cấy ghép tủy xương sẽ được yêu cầu cho các tế bào bệnh bạch cầu mà chúng mang những biến đổi phân tử nhất định, không đáp ứng với hóa trị và khi bệnh tái phát trở lại trong hoặc sau khi điều trị.

Tại sao trẻ em bị mắc ALL có thể nhận được các phương pháp điều trị khác?

Việc điều trị ALL được xác định bởi loại tế bào bị bệnh bạch cầu, các biến đổi phân tử và đáp ứng ban đầu với hóa trị. Điều này có nghĩa là để tối ưu hóa cơ hội chữa khỏi bệnh trong khi tránh được các tác dụng phụ quá mức và dài hạn từ quá trình điều trị.

Các tế bào bị bệnh bạch cầu được phân loại tại thời điểm chẩn đoán, thành bệnh tế bào B hoặc bệnh tế bào T. Chúng cũng được nghiên cứu để xem liệu chúng có bất kỳ thay đổi nhiễm sắc thể hoặc phân tử ở cấp độ ADN. Sự giảm các tế bào bị bệnh bạch cầu cả trong máu và trong tủy xương sẽ được theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị. Những điều này rất quan trọng để xác định tiên lượng bệnh của trẻ bị mắc ALL.

Các tác dụng phụ của việc điều trị?

Hầu hết các tác dụng phụ của việc điều trị ALL là do hóa trị. Hóa trị tiêu diệt các tế bào bị bệnh bạch cầu mà chúng sinh sản nhanh chóng. Nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào bình thường phát triển nhanh, bao gồm các tế bào từ tóc, ruột, miệng và tủy xương.

Buồn nôn, nôn, loét miệng và rụng tóc sẽ thường xảy ra nhưng chỉ tạm thời. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các biện pháp để giảm thiểu sự khó chịu như buồn nôn, ói mửa, và loét miệng. Các tế bào máu thấp gây thiếu máu và giảm tiểu cầu thì khá phổ biến. Điều trị truyền máu thường được chỉ định để giảm các tác dụng phụ có hại của bệnh thiếu máu và để ngăn ngừa hoặc kiểm soát chảy máu do số lượng tiểu cầu thấp. Bác sĩ sẽ cho lời khuyên về các biện pháp phòng ngừa chống lại nhiễm trùng do giảm bạch cầu (số lượng bạch cầu thấp).

Hóa trị có thể có các tác dụng phụ dài hạn như gây các độc tính cho tim, các chức năng nội tiết và khả năng sinh sản sau này. Ngoài ra cũng có một nguy cơ nhỏ phát triển một bệnh ung thư thứ hai trong cuộc sống sau này, đặc biệt là khi xạ trị đã được sử dụng.

Liệu sẽ có nguy cơ cho các thành viên khác trong gia đình?

ALL gần như không bao giờ di truyền trong dạng nguyên gốc và việc ALL ảnh hưởng đến hơn một thành viên trong gia đình là rất hiếm. Giống như các bệnh ung thư khác, ALL không lây lan và không thể truyền từ người này sang người khác, ngay cả khi tiếp xúc gần gũi hay dùng chung đồ ăn. Vì vậy, cha mẹ không nên bị đè nặng bởi nỗi sợ hãi rằng căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến anh chị em tiếp theo của con.

Các bậc cha mẹ có thể làm gì để giúp con bị mắc ALL?

Cha mẹ là những người trợ giúp quan trọng nhất và lớn nhất đối với một đứa trẻ bị bệnh nghiêm trọng như ALL. Đội ngũ y tế và điều dưỡng luôn luôn sẵn sàng để thảo luận với các bậc cha mẹ về bản chất của bệnh, phương pháp điều trị và các tác dụng phụ của nó, và chăm sóc cho trẻ sau khi hoàn thành điều trị. Chúng tôi tin rằng tất cả trẻ em bị ung thư sẽ có cơ hội để phục hồi về cả thể chất và tinh thần. Sự chăm sóc của cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ quá trình điều trị thành công nào.

CanHOPE là một dịch vụ hỗ trợ và tư vấn ung thư phi lợi nhuận do Trung tâm Ung thư Parkway, Singapore cung cấp. CanHOPE bao gồm một đội ngũ hỗ trợ chăm sóc, hiểu biết và có kinh nghiệm cùng với sự tiếp cận các thông tin toàn diện về một loạt các chủ đềvề giáo dục và các hướng dẫn trong điều trị ung thư.

CanHOPE cung cấp:

  • Các thông tin ung thư cập nhật cho bệnh nhân bao gồm các cách để ngăn ngừa ung thư, các triệu chứng, nguy cơ, xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán, các phương pháp điều trị và nghiên cứu hiện tại.
  • Giới thiệu tới các dịch vụ liên quan đến ung thư, chẳng hạn như các cơ sở xét nghiệm và kiểm tra, các trung tâm điều trị và tư vấn bác sĩ phù hợp.
  • Lời khuyên và tư vấn ung thư về chiến lược kiểm soát các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, đối mặt với bệnh ung thư, chế độ ăn uống và dinh dưỡng.
  • Hỗ trợ tâm lý và tinh thần cho những người bị bệnh ung thư và những người chăm sóc họ.
  • Các hoạt động hỗ trợ nhóm, tập trung vào kiến thức, kỹ năng và các hoạt động hỗ trợ để giáo dục và nâng cao nhận thức cho bệnh nhân và những người chăm sóc.
  • Các nguồn lực cho các dịch vụ hỗ trợ và phục hồi chức năng
  • Các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ để cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển.

Đội ngũ CanHOPE sẽ đồng hành cùng với bệnh nhân để hỗ trợ và chăm sóc cá nhân, vì họ đang cố gắng chia sẻ một chút hy vọng với tất cả những người mắc bệnh.