Collapse All
Expand All

Ung thư cổ tử cung là ung thư ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung (cơ quan kết nối tử cung và âm đạo). Có rất nhiều loại bệnh ung thư cổ tử cung. Loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), chiếm khoảng 80% - 85% tất cả các loại ung thư cổ tử cung.

Các loại khác của bệnh ung thư cổ tử cung, chẳng hạn như ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư tuyến vảy, ung thư tuyến mô liên kết, ung thư tế bào hắc tố và ung thư hạch bạch huyết, là các loại hiếm gặp hơn của ung thư cổ tử cung và thường không liên quan đến vi rút HPV. Các loại sau của ung thư cổ tử cung không dễ ngăn ngừa được như loại SCC.

Bất kể điều gì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đều được gọi là các yếu tố nguy cơ. Có một yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ mắc ung thư, không có yếu tố nguy cơ nào không có nghĩa là bạn sẽ không mắc ung thư.

Infeksi Human Papilloma Virus (HPV) merupakan faktor risiko utama terjadinya kanker ini. Virus ini ditransmisikan saat melakukan hubungan seksual, termasuk seks oral atau anal.

Nhiễm các vi rút u nhú ở người (HPV) là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư cổ tử cung. Những loại vi rút này được truyền đi trong quá trình quan hệ tình dục, cũng như thông qua quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn. Tất cả phụ nữ có hoạt động tình dục đều có nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.Tuy nhiên, những phụ nữ có nhiều bạn tình (hoặc các bạn tình của họ có nhiều đối tác khác), và quan hệ tình dục sớm có nguy cơ lớn hơn.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài
  • Hệ miễn dịch suy yếu làm khả năng chống lại viêm nhiễm và các loại bệnh giảm theo. Điều này có thể do nhiễm virus HIV hoặc sử dụng các loại thuốc ngăn chặn đào thải cơ quan nội tạng sau cấy ghép
  • Sinh nhiều con

Các triệu chứng

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau lưng / đau vùng khung chậu
  • Đau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau khi quan hệ
  • Chảy dịch âm đạo bất thường
  • Tiểu buốt hoặc khó hoặc nước tiểu đục
  • Táo bón mãn tính và cảm giác muốn đi ngoài mặc dù ruột đã trống
  • Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo

Trong khi xét nghiệm phết đồ âm đạo là một xét nghiệm tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả, việc xác nhận chẩn đoán ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư cần phải sinh thiết cổ tử cung. Điều này thường được thực hiện thông qua soi cổ tử cung, một kiểm tra hình ảnh phóng to của cổ tử cung được hỗ trợ bằng cách sử dụng một dung dịch axit loãng để làm nổi bật các tế bào bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Đây là một thủ thuật ngoại trú 15 phút không đau đớn.

Các phương pháp chẩn đoán xa hơn nữa bao gồm khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP), sinh thiết chóp, và sinh thiết bằng kim chuyên dụng.

  • Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung
  • Giải phẫu cổ tử cung
  • Vi rút u nhú ở người
  • Xét nghiệm phết đồ âm đạo

Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm theo thời gian. Nhiễm HPV có thể gây ra thay đổi các tế bào cổ tử cung gọi là loạn sản, nơi các tế bào bất thường bắt đầu xuất hiện trong mô cổ tử cung. Theo thời gian, các tế bào bất thường có thể trở thành các tế bào ung thư và phát triển và lan sâu hơn vào cổ tử cung và các vùng xung quanh.

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN) là các tổn thương không xâm lấn tới mô cổ tử cung. Nằm tại bề mặt trên của bề mặt. Các tổn thương CIN được phân chia thành các mức đô: I (nhẹ), II (vừa) và III (nặng). CIN mức độ III là tổn thương tiền ung thư.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng không phải phụ nữ nhiễm HPV mắc CIN, và không phải tất cả phụ nữ mắc CIN sẽ bị ung thư. Nhiều trường hợp nhiễm HPV được hệ miễn dịch xử lí nhanh chóng, như các loại nhiễm trùng khác.

Giai đoạn là thuật ngữ mô tả sự xâm lấn và lây lan của ung thư cổ tử cung. Giai đoạn I của ung thư cổ tử cung xâm lấn vào cổ tử cung, nhưng chưa ra ngoài cổ tử cung. Giai đoạn II ung thư lây lan tới vùng trên của âm đạo, hoặc vào các mô bên của cổ tử cung (mô cận tử cung). Giai đoạn III là khi ung thư đã di căn tới phần dưới âm đạo và thành bên hông chậu hoặc gây tắc nghẽn thận. Giai đoạn IV của bệnh có nghĩa là ung thư đã lan tới các cơ quan khác như ruột hoặc bàng quang, hoặc đã lan tới các cơ quan khác như hạch bạch huyết xa, gan, phổi và xương.

Ung thư cổ tử cung được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp đích và liệu pháp miễn dịch. Dựa vào giai đoạn bệnh và loại ung thư, bạn có thể cần nhiều hơn 1 phương pháp điều trị.

  • Phẫu thuật
    Phẫu thuật thường được áp dụng đối với ung thư cổ tử cung sớm. Mức độ của việc phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.
  • Xạ trị
    Liệu pháp xạ trị là sử dụng các tia X-quang hoặc xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thường được sử dụng kết hợp với hóa trị để điều trị ung thư cổ tử cung.
  • Hóa trị
    Liệu pháp hóa trị là các loại thuốc tiêm hoặc uống điều trị ung thư. Chúng đi vào mạch máu và hoạt động bằng cách can thiệp vào khả năng phát triển và phân chia của các tế bào ung thư. Trong ung thư cổ tử cung, liệu pháp hóa trị thường được kết hợp với xạ trị để điều trị ung thư chưa di căn xa. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng trong điều trị ung thư đã lây lan tới các cơ quan và mô khác.
  • Liệu pháp trúng đích
    Tất cả các tế bào bao gồm tế bào ung thư cần mạch máu để duy trì và phát triển. Bằng cách sử dụng phương pháp điều trị nhắm đến một loại protein giúp hình thành các mạch máu mới, các tế bào ung thư sẽ không thể phát triển và chết. Liệu pháp đích thường được kết hợp cùng hóa trị trong điều trị ung thư cổ tử cung.
  • Liệu pháp miễn dịch
    Liệu pháp miễn dịch là các thuốc củng cố hệ miễn dịch của cơ thể và cho phép chúng nhận ra và tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch là một sự lựa chọn trong trường hợp ung thư cổ tử cung tái phát, hoặc di căn xa.

Ung thư cổ tử cung sớm thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy nhiên, có thể phát hiện sớm bằng việc tầm soát thường xuyên. Càng phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi càng cao. Phết đồ âm đạo là một xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Thủ thuật này được thực hiện ngoại trú. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng một dụng cụ nhựa hoặc kim loại, gọi là kẹp mỏ vịt, để mở rộng âm đạo. Bác sĩ hoặc y tá sẽ khám nghiệm vùng âm đạo và tử cung, và thu thập một vài tế bào từ tử cung và các vùng lân cận bằng một miếng gạc. Các tế bào này được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra xem liệu có tế bào bất thường. Xét nghiệm nguy cơ HPV cao (hrHPV) có thể được thực hiện trên các tế bào này để tìm virus HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung ở tuổi 21, hoặc trong vòng 3 năm sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên – tùy vào sự kiện nào tới trước.

  • Nếu bạn trong độ tuổi 21 – 29, bạn nên làm phết đồ âm đạo 3 năm 1 lần.
  • Nếu bạn trong độ tuổi 30 – 64, bạn nên làm phết đồ âm đạo kết hợp kiểm tra HPV 5 năm 1 lần hoặc chỉ làm phết đồ âm đạo 3 năm 1 lần.
  • Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, bạn có thể dừng tầm soát nếu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung trước đó bình thường.

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng các bước sau:

  • Vắc-xin phòng HPV được phát triển có tác dụng phòng chống các chủng HPV chịu trách nhiệm cho khoảng 75 – 80 % các ca ung thư cổ tử cung. Vắc-xin HPV phù hợp với nữ giới trong độ tuổi 9 – 26 và hiệu quả nhất trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên, kể cả khi đã tiêm vắc-xin HPV. Điều này sẽ giúp phát hiện và điều trị các sự thay đổi của tế bào có thể biến đổi thành ung thư.
  • Điều chỉnh hành vị quan hệ tình dục. Giảm tiếp xúc với vi rút HPV có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sử dụng bao cao su có thể phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm HPV.

CanHOPE là một dịch vụ hỗ trợ và tư vấn ung thư phi lợi nhuận do Trung tâm Ung thư Parkway, Singapore cung cấp. CanHOPE bao gồm một đội ngũ hỗ trợ chăm sóc, hiểu biết và có kinh nghiệm cùng với sự tiếp cận các thông tin toàn diện về một loạt các chủ đềvề giáo dục và các hướng dẫn trong điều trị ung thư.

CanHOPE cung cấp:

  • Các thông tin ung thư cập nhật cho bệnh nhân bao gồm các cách để ngăn ngừa ung thư, các triệu chứng, nguy cơ, xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán, các phương pháp điều trị và nghiên cứu hiện tại.
  • Giới thiệu tới các dịch vụ liên quan đến ung thư, chẳng hạn như các cơ sở xét nghiệm và kiểm tra, các trung tâm điều trị và tư vấn bác sĩ phù hợp.
  • Lời khuyên và tư vấn ung thư về chiến lược kiểm soát các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, đối mặt với bệnh ung thư, chế độ ăn uống và dinh dưỡng.
  • Hỗ trợ tâm lý và tinh thần cho những người bị bệnh ung thư và những người chăm sóc họ.
  • Các hoạt động hỗ trợ nhóm, tập trung vào kiến thức, kỹ năng và các hoạt động hỗ trợ để giáo dục và nâng cao nhận thức cho bệnh nhân và những người chăm sóc.
  • Các nguồn lực cho các dịch vụ hỗ trợ và phục hồi chức năng
  • Các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ để cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển

Đội ngũ CanHOPE sẽ đồng hành cùng với bệnh nhân để hỗ trợ và chăm sóc cá nhân, vì họ đang cố gắng chia sẻ một chút hy vọng với tất cả những người mắc bệnh.